Xem phần 1 tại đây.
Một số ví dụ về Ký Ngữ Tượng Giải trong Phật Học
Thí dụ 1: Để truyền đạt thông tin cho người câm điếc -> dùng đôi bàn tay/ngón tay để chuyển ngữ (ký ngữ thủ giải – hình trái ở dưới)

Cũng vậy, thuở xưa thời Đức Phật ngôn ngữ chưa được thống nhất, chữ viết chưa được phổ cập, người mù chữ chiếm đa số, tín chúng đa tôn giáo, đa đẳng cấp/đa ngôn ngữ,… -> cho dù họ có nghe được lời thuyết giảng, nhưng ngữ nghĩa khó thể nào đặng tỏ tường -> nghe/không nghe chẳng khác (văn/vô văn bất dị)… Vì vậy, đối với lý nghĩa chân chính cần phải luôn hằng tâm ghi khắc (tâm ấn), cách truyền đạt đôi khi cần phải khế ngữ thủ giải tựa như thủ ngữ chuyển giải đối với người khiếm thính vậy…[-> hình trái ở trên].
Lưu ý cần phải phân biệt Thủ Giải Tâm Ấn (ngữ nghĩa “Ấn” là luôn hằng tâm chi khắc tựa như Tam Pháp Ấn vậy) khác với kiết ấn thủ pháp (thị tướng hữu vi pháp do phật giáo biến tướng suy tưởng…) Luôn hằng tâm ghi khắc lời Phật dạy về Tam Quy Y (Giới-Định-Tuệ) và Ngũ Giải (Dục/Trọc/Ấm/Triền/Tà) là giải pháp cốt lõi thật sự giúp giải thoát Dukkha.
Thí dụ 2: Hình 1 (bên dưới) bánh xe quay (luân xa) tám nan -> tượng ngữ Bát Chánh (Tri kiến/Tư duy/Ngữ/Mạng/Nghiệp/Niệm/Định/Tuệ) chuyển pháp luân/chuyển luân tam pháp giới (Dục/Sắc/Vô sắc), ở nơi tâm của bánh xe gồm có 3 biểu tượng biến dịch dính mắc tương quan với nhau -> tượng ngữ 3 pháp tướng chuyển nghi: Sanh/Diệt, Tăng/Giảm, Tịnh/Cấu -> tượng ngữ tam độc: Tham/Sân/Si ,tương hành tương sanh Tam Giới: Dục/Sắc/Vô sắc ;
Hình 2: bánh xe pháp luân nằm trong bàn tay -> tượng ngữ tựa như lá rừng mê chằng chịt muôn trùng/pháp tướng trùng tương luân chuyển phản hồi/luân hồi… Từ thuở xưa Đức Phật đã chọn nhặt lá Bồ-đề – Bát Chánh Chuyển Pháp Luân – trao lại cho tín chúng, nghĩa là việc giải thoát luân hồi/xoay chuyển bánh xe pháp luân thảy đều nằm trong tầm tay của mỗi chúng ta và chữ vạn ở tâm bánh xe tượng ngữ xoay thuận chiều kim đồng hồ (chánh tiến/tấn) tức đúng theo chiều tiến hoá, ngược lại là suy hoá…
Ngoài ra, ta thường gặp một số ít ký ngữ bánh xe 12 nan -> tượng ngữ Lý Thập Nhị Duyên Khởi hay 6 nan -> tượng ngữ Lục Đạo Luân Hồi…

Hình 2 (phải): Bánh xe pháp luân nằm trong tầm tay
Mặt khác, ta tránh bị nhầm lẫn với các ký ngữ: Hình 3 bên dưới là bánh xe 24 nan, Hình 4 là 24 tia sáng từ tâm mặt trời là biểu ngữ đặc thù của những tôn giáo khác mà vội biên kiến, quy kết/thêu dệt cho đó là biểu tượng của phật giáo!… Một điển hình trong Hindu giáo: 1.Tình Yêu; 2.Lòng can đảm; 3.Kiên nhẫn; 4.An lạc; 5.Đại lượng; 6.Lòng tốt; 7.Lòng trung thành; 8.Nhu hoà; 9.Lòng vị tha; 10.Tự kiểm soát; 11.Tự hy sinh; 12.Chân thật; 13.Sự quân bình; 14.Sự công bằng; 15.Nhân từ; 16.Cái đẹp; 17.Khiêm tốn; 18.Đồng cảm; 19.Cảm thông; 20.Kiến thức tâm linh; 21.Giá trị đạo đức; 22.Tinh thần khôn khéo; 23.Răn đe của Phạm Thiên; 24.Đức tin, Tín ngưỡng, Hy vọng


Bánh xe 24 nan: Hình 5 bên dưới -> tượng ngữ bánh xe thời gian (ngày 24h) kết nối cùng súc vật (ngựa, lừa, trâu, bò, voi) kéo chở giúp thuận lợi trong nông nghiệp, vận lương, tải gỗ, kéo pháo, chở vua chúa,…sự ra đời của bánh xe được đánh dấu là phát minh lớn có ý nghĩa lịch sử mà mọi thần dân và vua chúa thời xưa hằng tri niệm… ; Hình 6 của Kỳ-na giáo -> tượng ngữ thệ nguyện xoay chuyển pháp luân bởi 24 giới hạnh thành tựu ; Hình 7 là biểu tượng của quốc kỳ Ấn Độ: Màu vàng nghệ (dũng khí và hy sinh), màu trắng (hòa bình/chân thực/hoà đồng tôn giáo), bánh xe 24 nan ở giữa tâm( thời gian thông hành, theo truyền tích xưa), guồng xe sợi truyền thống (tư tưởng Mahatma Gandhi/1921)/guồng xoay động lực tiến hoá (tư tưởng Sarvepalli Radhakrishnan/1947), màu xanh lá (thiên nhiên, nông nghiệp, tín nhiệm/thượng võ) (do Mahatma Gandhi đề xướng 1921)/bảo vệ sự sống (do Sarvepalli Radhakrishnan đề xướng 1947).

Thí dụ 3: Tượng ngữ giác ngộ/pháp tượng giác ngộ thường gọi là “Đầu Phật”. Cần lưu ý đây là pháp ảnh giác ngộ/ký ngữ tượng giải, nếu tâm thức luôn mãi bị ám thị (thường năng kiến tướng) theo tập quán truyền thống: kiến tướng pháp ảnh hữu căn/thị tướng ngũ uẩn nhân tạo sanh tạobởi bút, mực, giấy, người vẽ,… kia cho đó là – thủ hữu tướng hữu vi – Phật/Như Lai hảo tướng siêu phàm, tâm luôn phải lễ phục, cung nghi, thành kính bất khả tư nghi, bất khả phạm…thì sẽ khó thể nào giúp thông tỏ được tư duy chánh giác giúp giải thoát tri kiến đặng… Nhớ mãi lời Phật dạy, tu học giác ngộ là phải luôn vận dụng trí tuệ để tỉnh nhận ra (giác ngộ) sự thật, luôn căn cứ vào Tứ Y Pháp/Tam Pháp Ấnxem lại trang 21 để trợ giúp đường tu tránh bị sa bẫy tà pháp thời mạt pháp…

Nhớ mãi lời Phật dạy, tu học giác ngộ là phải luôn vận dụng trí tuệ để tỉnh nhận ra (giác ngộ) sự thật, luôn căn cứ vào Tứ Y Pháp/Tam Pháp Ấn để trợ giúp đường tu tránh bị sa bẫy tà pháp thời mạt pháp…
Hãy cùng tỉnh thức, cùng tự vấn tự giải, tự tri thông qua giải pháp truy vấn đối ứng tính logic nhận thức rằng:
1.Phật/Như Lai là: Hữu tướng hay Vô tướng, Hữu vi hay Vô vi? Hư hay Như? Ngã hay Vô Ngã, Thường hay Vô thường? Sanh hay Vô sanh? Nhân hay Vô nhân?
2.Pháp ảnh hữu căn/hữu vi đang xét kia hoặc vẽ trên giấy hoặc được nặn nắn từ đất hoặc được nặn-nắn-nung từ sành, sứ hoặc được đúc-đục-đẻo-kẻ-khắc từ đồng, từ vàng hoặc được xẻ, khoét, đục, đẻo, điêu khắc từ gỗ, đá, ngọc,…là Không hay bất Không? Sắc hay Vô sắc? Minh hay Vô mimh?Tri hay Vô tri?
3.Pháp ảnh hữu căn đang xét kia – ngũ uẩn bất không – có độ nhất thiết khổ ách được không?… Xét theo hệ quy chiếu tư duy cùng tính logic nhận thức đúng/sai, thật/hư đối với chỉ số trí tuệ trung bình thôi, cũng đủ cho thấy sự thật quá rõ ràng phải không? Nếu đã giải thoát được thủ chấp pháp hữu vi cùng ngã tướng nhân thọ giả bởi từ định kiến truyền thống, tập quán, truyền thọ/thọ truyền trước/sau -> ái thủ hữu sanh nhiễm tưởng di căn…. Nếu tâm thức chắc rằng đã thật sự miễn nhiễm nhờ y pháp ấn liễu dược kháng sinh tư duy đúng đắn (chánh tư duy) thì việc tiếp đến chúng ta cùng chiếu kiến giải thông pháp ảnh giác ngộ/ký ngữ tượng giải đang xét để có được tầm nhận thức đúng đắn (chánh tri kiến) về phật học thì mới thật sự học được cách thành Phật…
Pháp ảnh giác ngộ/Ký ngữ tượng giải đang xét (chỉ mỗi đầu/mặt/không có thân) -> mang hàm ý là muốn giải thoát khỏi sắc thân bất tịnh/không còn mang thân đời sau nữa, tức là hoàn toàn thoát khỏi vòng vây bám của chư pháp chúng/thoát luân hồi -> cần phải luôn luôn (thường năng) vận dụng năng lực của trí tuệ (bát-nhã) – ký tượng pháp ảnh mỗi cái đầu, tức chỉ có duy nhất là năng lực của trí tuệ mới giúp tự mình giải thoát – cần phải luôn suy xét (thường năng quán chiếu) một cách tự tại ngày càng uyên thâm (quán tự tại hành thâm), công phu trí tuệ đến tột cùng hoàn hảo (bát-nhã ba-la-mật-đa thời), đối chiếu xuyên suốt từ trong lẫn ngoài (chiếu kiến) giữa ta và vạn vật hiện đang cùng bị trói buộc lẫn nhau bởi năm tướng không thật (ngũ uẩn giai không), thì đó mới thật sự là giải pháp duy nhất giúp ta vượt qua tất cả mọi ái lực lôi kéo của vạn vật và chúng sinh (chư pháp chúng) – nguyên nhân chính tạo ra luân hồi. Căn bản trọng yếu của giáo pháp giác ngộ là trí tuệ phải luôn tự chủ 6 căn tránh say nghiện/đồng nghĩa giữ gìn giới hạnh – ký tượng pháp ảnh mắt/tai/mũi/lưỡi đối xứng, cân bằng – tránh không bị vướng mắc (Vô-nhãn, nhĩ, tỉ, thiệt, thân,ý) bởi cám dỗ của ngoại trần/6 thức (Vô-sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp) gây ngăn ngại bởi hư tình/hư minh/hư danh tướng (Khổ/Lạc/Hỉ/An/Bi/Dũng/Khủng/Tri/Hữu Vô/Vĩ Vi/A-la-hán/Bát-nhã/Bồ-tát/Đắc đạo/nhập Niết-bàn…) Khi 6 căn bị mất tự chủ/nhiễm dục/phạm giới -> trong tâm trí lúc tỉnh, lúc mê, luôn lẩn quẩn/lầm lẫn/nhiễu loạn quanh các tướng phân biệt: đúng/sai (chánh/tà), thật/giả (chân/ngụy), thiện/ác (lành/dữ), hơn/thiệt (nhiều/ít), bớt/thêm (tịnh/cấu),… – ký tượng pháp ảnh các xoắn tóc thuận/nghịch (tâm tương nghi lưỡng tướng trí) – biểu trưng 2 bên phải/trái nhằm phản ảnh lưỡng tướng tương nghi của tâm trí, làm xúc tác cho tam độc dấy khởi hoành hành… Ký tượng pháp ảnh ba vòng quấn nơi cổ tượng trưng gông xiềng Tam độc (Tham-Sân-Si) giam hãm ta quanh quẩn suốt trong Tam giới (Dục-Sắc-Vô sắc giới). Khi trí tuệ hoàn toàn điều phục 6 căn, đồng thời 6 căn thông hoà -> trí tuệ hội tụ bất tương nghi – ký tượng pháp ảnh hòn (viên) ngọc nhô lên ở giữa các xoắn tóc – tượng giải là trí quang (ánh sáng trí tuệ) viên minh (tròn sáng) ví tựa như châu ngọc kim cương (kim-cang bát-nhã) kia, càng đặt trong tối càng tỏa sáng lung linh, xuyên suốt tận cùng (kim-cang bát-nhã ba-la-mật-đa) mọi bóng tối (vô minh) giúp tựu hòa tâm trí (viên dung, viên hợp) vượt qua mọi chuyển đổi thuận/nghịch (đoạn nghi thanh tịnh) bởi trí huệ nhiếp phục đã phát sinh, đẳng đồng toả khắp…tức đã thành tựu giác ngộ!
Hiểu về Phật học tức là phải thông hiểu cách thức, phương pháp tu học thành Phật hay con đường (Đạo) tu học thành Phật (thành tựu giác ngộ) được phản ảnh bởi trí tuệ và sự thật, nhằm thể nhập cùng BẢN TÂM (còn gọi là nhập ĐẠO/đắc ĐẠO/chứng ĐẠO/thành ĐẠO/đạt ĐẠO). Muốn vậy, không gì khác hơn ngoài cách thức/con đường khai thông trí tuệ sáng suốt/lý trí tự chủ …[Định-Tuệ Chuyển Luân] – ví như ánh sáng ngọc như ý kia lung linh tỏa khắp – nhằm chuyển lưu lưỡng nghi tướng Chánh/Tà trong tâm trí sao cho trong suốt (thanh tịnh), không còn bị dính mắc theo vòng xoáy Tam GiớiDục/Sắc/Vô sắc tướng đan xen điệp trùng chằng chịt, đó gọi là Dukkha. Khi công phu trí tuệ được thắp sáng bởi dầu giới hạnh, sẽ dần tựu hòa thành trí huệ toàn hảo viên giác [Huệ Năng Tựu Hòa] thông hoà tam giới, tức là giải thoát Dukkha. Gốc rễ từ chỗ buông lung 6 căn mà sinh nên muôn cớ sự… -> phạm vào Tà Giới/Ác Giới – Tiểu/Trung/Đại Giới Phạm -> khiến cho tâm bị nhiễm ô Ngũ Trọc/Tam ĐộcTham/Sân/Si ẩn tàng tương tác đối ứng lẫn nhau (tương ưng) mà hóa thành vô số (ức vạn) hành thức đan xen dính mắc…(tạo sinh tám mươi bốn vạn phiền não) -> kẹt vướng (đọa sa) tâm thức vào vòng xoáy của Tam giới Dục/Sắc/Vô sắc ngục hay gông xiềng Dukkha..
“Chớ để bị mắc bẫy ngôn từ như con voi sa lầy”
“Chớ để bị mắc bẫy hư tình như con chim sa lưới”
Và chúng ta, với những người tu học giác ngộ chân chính cần phải luôn vận dụng trí tuệ để hiểu đúng sự thật thế nào là con đường thật sự dẫn đến Niết-bàn (Tam Tánh: Tĩnh-Tịnh-Không/Vô tướng-Vô tác-Không) thì mới chắc chắn giải thoát luân hồi, bằng ngược lại phí tổn công sức thật là vô ích và nào ngờ nỗi khổ lớn mai sau, điều mà tổ Đạt-ma đã từng nhắc nhở.
Chớ bị nhầm lẫn an lạc chiêu tình tướng ngũ dục cảm và hỉ/khinh an giác chi minh sát… Nhắc lại lời Phật dạy trong phẩm An Lạc/Kinh Pháp Cú:
Câu 197: Không thù oán giữa những người thù oán; Câu 198: Không bệnh [-> bất nhiễm chúng sinh trọc] giữa những người bệnh [-> bệnh thân tâm]; Câu 199: Không tham dục (ngũ dục) giữa những người tham dục; Câu 200: Không bị chướng ngại bởi hỉ lạc như những vị trời quang âm; Câu 201: Không sinh tâm thắng thua giữa những người thắng thua; Câu 202: Không còn bị lửa tham dục, sân hận thiêu đốt, ngũ uẩn xí dày dò, luôn hỉ giác (hỉ giác chi) vượt qua mọi ngăn ngại chướng ma, hướng tâm định tuệ thông hoà Tĩnh-Tịnh-Không (Niết-bàn); Câu 205: Sống tự tại đời khất sĩ độc cư (không nhà cửa/bất trụ cư).
Và trong phẩm Phật-đà/ Kinh Pháp Cú, câu 187 Đức Phật đã liễu kết: “Chớ bị lầm cảnh dục lạc thiên là Niết-bàn, đệ tử Phật là phải thật sự dứt sạch ái dụcNgũ dục Lạc/Lạc thiên giới “. Những gì ngược lại, đó không phải là đệ tử Phật, tức là tà ma ngoại đạo!…
Dựa vào những điều trên ta tự thấy được mình đã thật sự an lạc chưa? Hãy thử nghiệm sống một mình không điện, không nhà cửa, không tiện nghi, tiện ích (ĐTTDĐ, Internet, Tivi, bếp nấu,…), tự lực cánh sinh giữa rừng vắng hoang vu xem thử mình có cảm thấy an lạc được không?… Tu giác ngộ thành Phật ta cần kiến lạc tướng thoả thụ căn hay bất nghi tương pháp tướng trợ duyên vô ngại tác pháp duyên duyên thanh tịnh tâm/kiến giác tánh? Đó chính là bài kiểm tra năng lực cơ bản của tuệ giác tự chủ, nếu không vượt qua được thì đừng mong thoát khỏi khủng bố của thiên ma trong tầng nhập lưu thứ nhất (sơ thiền) chánh định tâm chuyển hoá…thì sao vượt qua 3 cấp chuyển lưu tiếp kế mà nhập Niết-bàn?…
Cùng đối chứng thêm lời Phật dạy trong phẩm Sợ hãi khiếp đảm/Trung Bộ Kinh (trích lược bản dịch Pali của cố HT.Thích Minh Châu):
“Những Sa-môn hay Bà-la-môn nào, thân nghiệp không thanh tịnh, khẩu nghiệp không thanh tịnh, ý nghiệp không thanh tịnh, mạng sống không thanh tịnh, ham muốn lợi dưỡng, cung kính, danh vọng [-> tiểu/trung/đại giới phạm] nếu sống tại các trú xứ xa vắng, trong rừng núi hoang vu, do nguyên nhân nhiễm trước, thân nghiệp, khẩu nghiệp, ý nghiệp, đời sống không thanh tịnh, những Tôn giả Sa-môn hay Bà-la-môn ấy chắc chắn làm cho sợ hãi, khiếp đảm, bất thiện khởi lên. Ta không có thân nghiệp/khẩu nghiệp/ý nghiệp/đời sống không thanh tịnh, không ham muốn lợi dưỡng, cung kính, danh vọng. Do đó, ta sống tại các đời sống ta luôn thanh tịnh, tự tại…”
Tóm lại, Dukkha là sự dính mắc giữa chư pháp và chúng sinh -> bất tự do tự tại -> vòng quẩn luân hồi bất tận…
Người tu học giác ngộ mà không luôn tự chủ vận dụng trí tuệ để thông hiểu đúng sự thật, thật là đáng tiếc và đáng hỗ thẹn khi nhận là đệ tử của Bổn sư Cồ-đàm Mâu-ni Phật.
Bạn nghĩ gì về bài viết này?