Nội dung này được trích lược từ đề tài “Giải mã các ký ngữ giác ngộ tượng hình hay pháp tượng giác ngộ” theo giáo pháp phật học nguyên thủy và đã được công bố trong tập sách “Phạm Võng Kinh Tinh Giải” NXBTH Đà Nẵng 2017. Với cách lý giải khoa học, đồng thời cách trình bày tập sách phù hợp với mọi đối tượng nhận thức sẽ giúp chúng ta ngộ ra rất nhiều điều ẩn mật suốt tận ngàn xưa… Thật là quý giá lắm thay, nay chúng ta sẽ đồng cùng nhau soi lại sao cho đúng đắn và cùng thắp lên ánh sáng trí tuệ xuyên suốt trên con đường hành trình tu học tiến hóa theo đúng với chánh lý giác ngộ nguyên thủy, những điều mà ngày ấy Đức Phật Cồ-đàm Mâu-ni đã từng truyền giảng… Đó mới thật sự gọi là đệ tử Phật (Phật tử thật).
Truy ngược dòng lịch sử vào thời Đức Phật cách đây hơn 1,500 năm, khi giấy viết còn là vật hiếm hoi, đa số người dân không biết chữ…thì việc sử dụng tượng để truyền đạt giáo Pháp là cách hợp lý. Sau đây chúng là cùng tri kiến, lọc lựa lại chánh Pháp và ý nghĩa của những bức tượng trong Phật Học.
Trước tiên, ta cùng tri kiến về chân dung Đức Phật. Trong đó có quan niệm phổ biến thời nay là 32 tướng tốt được cho là của Đức Phật.
Trích trong Trường Bộ Kinh/Đại Niệm Xứ: “Lại nữa, này các thầy tỳ khưu, Tỳ-khưu quán sát trên cơ thể này từ gót chân trở lên và từ đỉnh tóc trở xuống bao bọc bởi da và đầy các loại bất tịnh khác nhau. Trong cơ thể này có: 1tóc, 2lông, 3móng, 4răng, 5da, 6thịt, 7gân, 8xương, 9tủy, 10thận, 11tim, 12gan, 13hoành cách mô,14 lá lách, 15phổi, 16ruột, 17màng ruột, 18bụng, 19phân, 20mật, 21đàm, 22mủ, 23máu, 24mồ hôi, 25mỡ, 26nước mắt, 27mỡ da, 28nước miếng, 29nước mủ, 30chất nhờn ở khớp, 31nước tiểu và 32não trong đầu. Như thế, này các thầy Tỳ-khưu quán thân ( với 32 tướng bất tịnh hư hoại/tam thập nhị hảo xảo tướng) tự vui thích, trừ bỏ niệm ác, không có sầu lo”.
Trích Kinh Kim Cang: “Lại nữa, này Tu-bồ-đề có nên xem 32 tướng đẹp (Mỹ hảo xảo tướng bất tịnh hư hoại) kia là Như Lai không?… Những gì gọi là tướng thảy đều là vọng tưởng hư hoại.”
Trích Kinh Pháp cú 147: “Hãy ngắm cái thân trang sức này chỉ là đống xương lở lói, chồng chất tật bịnh mà người ta tưởng là êm ái, cái thân ấy tuyệt đối không có gì trường tồn.”
Nhìn hình hài xinh đẹp,
Một khối nặng khổ đau,
Bịnh tật, nhiều lo nghĩ,
Có gì vĩnh cửu đâu.
Phần đông đều hiểu nhầm khi thành Phật là phải sở hữu 32 tướng đẹp, tựa như sắc tượng hữu vi còn đầy đủ 6 căn kia do con người tác tạo nên… Vậy thử hỏi rằng 32 tướng hữu vi cõi Dục Giới Nhân thú này có sánh bằng sắc tướng biến hoá vô lượng thân hào quang – Thiện/Thiên thú Tam giới ngục – ở các cõi Dục/Sắc/Vô sắc Thiện Thiên kia chăng?…
Và sắc tượng được con người chế tác kia là: Hữu Sanh hay Vô Sanh, Thường hay Vô Thường? Ngã hay Vô Ngã? Như hay Hư? Vô Tướng hay Hữu Tướng?…. Cũng vậy, chớ bị mắc lừa do ám thị sắc thân tươi nhuận bởi thọ mỹ vị, lạc cảnh, y trang, trang sức, năng trì cung lễ sắc tượng hữu vi…-> tác tương (thọ -> ái -> thủ -> hữu -> sanh xảo hảo tướng) mà tưởng lầm là liễu đạo!… Ví như người giàu có, nhàn lạc không lao động chân tay, ngồi mát ăn bát vàng, xung quanh có nhiều người hầu hạ, cung lễ, ăn uống nhiều cao lương mỹ vị (sâm, nhung, yến sào, thảo dược,…), trụ cư nơi cao sang, phong thuỷ hữu tình, y trang trang trọng, thường năng thị kiến những hình ảnh/tác tượng đẹp thêu hoạ/kiến trúc hoa mỹ, tai luôn nghe những lời ca tụng (tán thán), tâm thức luôn tự kỷ ám thị hảo mỹ tướng (tự kỹ duy thức hảo mỹ ngã tướng)/tương đồng hiệu ứng đám đông ám thị thị giả…thì đương nhiên dáng vẻ bề ngoài sẽ luôn tươi nhuận hồng hào, xinh đẹp dần lên, tạo dáng trang nhã, nói năng từ tốn, lịch lãm,…nhưng có chắc rằng đây là người trí nhân anh hùng trượng phu quân tử chăng?… Đối với người mê dễ dàng bị thu phục tín tin hình thức bề ngoài, còn người trí dễ dàng nhận ra chân tướng…

Xem thêm: Chánh tri kiến về chân dung Đức Phật Cồ-đàm
Mỹ hảo xảo sắc tướng hữu vi kia không phản ánh nên nhân cách/tánh giác, kể cả tam thập nhị hảo tướng (32 tướng) tương hành khả kiến lẫn phi khả kiến: [Tứ Vô Vi Tướng]Cầu/Tranh/Đoạt/Chấp x [Tứ Vô Thượng Tâm Tướng]Từ/Bi/Hỉ/Xả x [Nhị Hành Thức Tướng]Danh/Sắc. Rõ ràng, xưa kia ngài An-nan tướng mạo phi phàm và là người luôn sát cánh bên Đức Phật, nhưng sau 49 năm ông mới đắc đạo, ngược lại so với ngài Ca-diếp gầy ốm, khắc khổ được Phật chọn làm sơ tổ kế thừa…
Dẫn chứng thêm trong phẩm Giới phân biệt/Trung Bộ Kinh có ghi rằng: Một hôm Đức Phật đến khất thực nhà người thợ làm đồ gốm Bhaggava, gặp ẩn sĩ trẻ Pukkusati tướng mạo hảo mỹ đến đấy trước Ngài, mọi người đều không ai biết người Khất Sĩ đến sau tướng mạo bình thường là Đạo sư Cồ-đàm rất nổi tiếng, sau khi nghe Ngài giảng thuyết mới nhận ra… Điều này cho thấy, trước sau như một Đức Phật luôn là người Khất Sĩ bình dị, bình đẳng bình dị như bao vị Khất Sĩ khác trong đoàn thể (Tăng-già), luôn trầm lặng, khiêm cung (Mâu-ni), hoà đồng lắng nghe, đầu không cải trang dị biệt, thân đắp y phấn tảo, đi chân đất, không tôn tạo dáng vẻ bề ngoài mỹ, hảo đặc dị như phàm phu tán thán… Hay Tổ Đạt-ma lúc sang Trung Quốc đắp y phấn tảo, đầu trần, râu tóc luộm thuộm, đi chân đất… Tổ Huệ Khả lăn lộn chốn giang hồ truyền bá chánh pháp có ai nhận ra hảo tướng phi phàm?… Tổ Huệ Năng tướng mạo bần nông, mù chữ chân chất so với bậc đa văn, thạo chữ, tướng mạo thượng sư Thần Tú, xét ra ai là người thông tuệ?…
Còn ái thủ hữu tướng thân mỹ hảo xảo vốn bất tịnh vô thường phản tương trần giới cảnh, bởi do nhãn căn bất tịnh nhiễm lưu sắc tướng thường năng xúc-kiến-thọ tương xảo hảo hành!… Đó là sự thật.
Thêm một đối chứng trực quan lời nhắc nhở của Phật trong Ðại Giáo giới La-hầu-la/Trung Bộ Kinh:
Này Rahula, bất cứ sắc pháp nào, quá khứ, vị lai, hiện tại (trước, sau đều luôn như vậy), nội hay ngoại, thô hay tế, liệt hay thắng, xa hay gần, tất cả sắc pháp phải được quán sát như thật với chánh trí tuệ: “Cái này không phải của ta, cái này không phải là ta, cái này không phải tự ngã của ta”… Này Rahula, cái gì thuộc nội thân, thuộc cá nhân, kiên cứng, thô phù, bị chấp thủ, như tóc, lông, móng, răng, da, thịt, gân, xương, tủy, thận, tim, gan, hoành cách mô, lá lách, phổi, ruột, màng ruột, bao tử, phân và bất cứ vật gì khác, thuộc nội thân, thuộc cá nhân, kiên cứng, thô phù, bị chấp thủ; như vậy, này Rahula, được gọi là nội địa giới. Những gì thuộc nội địa giới và những gì thuộc ngoại địa giới đều thuộc về địa giới. Ðịa giới ấy phải được quán sát như thật với chánh trí tuệ như sau: “Cái này không phải là của ta, cái này không phải là ta, cái này không phải tự là ngã của ta”. Sau khi như thật quán sát địa giới với chánh trí tuệ như vậy, vị ấy sanh yểm ly (nhàm chán lìa xa) đối với địa giới, tâm từ bỏ địa giới…
Người tu học giác ngộ chân chính cần hãy luôn ghi nhớ rằng: Tiểu/Trung/Đại Giới hành cũng nhằm để kiểm tra/thử nghiệm lại con đường mình đang đi, đồng thời giúp suy đoán lại người thầy mà mình đang theo, chớ bị lầm tưởng bởi dáng vẻ bề ngoài hảo xảo mỹ, giọng điệu ru ngủ, ỷ ngữ tán thán, thuộc làu kinh pháp,… Với kỹ năng/công nghệ thẩm mỹ hiện đại ở các nước tiên tiến mà chúng ta đều biết rất rõ trên những phương tiện thông tin đại chúng hiện nay, dễ dàng biến vịt thành thiên nga… Vì vậy, việc tạo hảo xảo mỹ tướng cũng sẽ là điều dễ dàng với tiền bạc…
“Những người hư ngụy, tật đố và xan tham, tuy có biện tài lưu loát, tướng mạo đoan trang, cũng chẳng phải người lương thiện”
Không phải tài hùng biện, Hay vóc dáng đường đường, là ra bậc hiền lương, nếu ganh, tham, dối trá! (Pháp Cú 262)
Trong Kinh Đại-bát-niết-bàn, từng nêu rõ lý nghĩa viên hoà tam tướng phi tướng (Tỳ-lô-giá-na): 1.Thanh tịnh/ 2.Ức hoá(Ứng hoà)/ 3.Viên mãn -> đó gọi là Như Lai Tánh (Không-Vô tướng-Vô tác). Hay trong Thiếu Thất Lục Môn, Tổ Đạt-ma cũng đã chỉ ra: “Hình sắc và Trí tuệ của Như Lai là vô tận, là BẢN TÂM viên hợp đẳng hoà thể tánh nhất thiết chư pháp giới, tựu tâm/kiến tánh ắt sẽ ngộ ra… Phật tại nơi Tâm, chớ nương tựa, vọng cầu, lễ lạy sắc tướng hữu vi tất sẽ bị ma thu nhiếp…”.
Trong Pháp Bảo Đàn Kinh, Tổ Huệ Năng cũng đã nhắc lại: “Niệm niệm không tư lương/hệ phược, luôn hướng về tự tánh thanh tịnh, ức hoá, viên hoà. Thập ác bất hành/ Bát tà bất nhiễm, duyên hoà duyên Định Tuệ chuyển lưu, tự tu tự ngộ (Quy Y Tự Tánh) Tam thân Phật ngay trong chính sắc thân mình: Thanh tịnh pháp/Ức hoá/Viên mãn. Tam thân Phật này phát sinh từ Tự Tánh[-> Bản Tâm] của chư vị”.
Thuở xưa, y trang của người Khất Sĩ chân chính luôn là 3 bộ y phục (Tam Y) ghép nối (chắp vá) từ vải rách mục, do góp nhặt từ y phục bỏ đi (phế thải) của dân chúng, gọi là y Phấn-tảo/Cà-sa mang ý nghĩa sâu sắc như sau:
*1.Phấn-tảo (tợ âm Pāmśukūla phiên ngữ La tinh/Ấn Độ, có nghĩa là: gán ghép, vụn vặt, chắp vá, giả hợp), nhằm luôn hằng tâm – Chánh niệm tỉnh giác/Như lý tác ý/Như thật tuệ tri – sắc thân này không tự thành (Vô Ngã), mà là do sự ghán ghép của Tứ Đại: Đất/Nước/Gió/Lửa thu nạp từ 3 cõi-Tam Giới:Dục-Sắc-Vô sắc tương ưng theo nghiệp lực mà tạo nên…;
*2Cà-sa (tợ âm Kasāya phiên ngữ La tinh/Ấn Độ, có nghĩa là: ô trược, hư hoại, mục nát) nhằm luôn hằng tâm – Chánh niệm tỉnh giác/Như lý tác ý/Như thật tuệ tri – sắc thân này do sự khéo léo kết nối (xảo hảo) của 32 tướng bất tịnh hư hoại (Vô Thường) như đã dẫn trong phẩm Đại niệm xứ/Trường bộ Kinh.
Giải thoát Dukkha – tương giải theo chúng sinh tri kiến khế nghĩa (trực quan sinh động luận/chúng sinh tri kiến khế giải/pháp tướng phi tướng khế/tiệm giải) – tựa như việc tháo gỡ Tam Y GiớiDục/Sắc/Vô sắc y giới Giả hợp(Phấn-tảo)/Hư hoại(Cà-sa) để trở về cùng chân như bổn tánh, tự tánh, bản tâm, chân tâm gọi chung là Chân Tánh/Chân Tâm(Thanh tịnh-Vô tướng-Vô vi). Mặt khác, một số kinh điển còn gọi là thể nhập Niết-bàn(Tĩnh-Tịnh-Không) hoặc một số khác còn gọi theo phiên âm ngữ Phạn (cổ ngữ Ấn-Hán) gán ghép.
Bát-niết-bàn(Sa.)/Bát-níp-bàn(Pa.), xuất xứ từ chữ परिनिर्वाण(Sa.)/परिनिब्बान(Pa.)[phiên âm La tinh Parinirvāṇa (Sanskrit)/Parinibbāna (Pali )-> Hán Việt đọc là Bát-niết-bàn (Sanskrit)/Bát-níp-bàn (Pali). Việt dịch là Niết/Níp-bàn thể nhập.
Tóm lại, hành trình tu học giác ngộ sẽ được liễu giải (Chúng sinh tri kiến khế (tiệm, cận) giải) tương kiến giác giải theo ngữ nghĩa gói ghép đã dẫn như sau: Tam Quy Y Ngũ Giải -> Truyền/Chuyển Tam Y Giải/Giới -> Bát-niết-bàn
1. Tam Quy Y Ngũ Giải: Tháo gỡ Tam Y Giới nhập Niết-bàn (Sắc tinh anh vi diệu) song hành kinh trải đúng theo 3 quy trình[->Tam Quy Y] Giới-Định-Huệ. Mà tính cốt lõi/trọng tâm (Tâm Pháp) của giáo nghĩa bao hàm (Pháp Tánh), đồng nghĩa là chuyển giải, hoá giải thành công mắt xích truyền dẫn bám nhiễu (thọ ký) tâm thức gồm: Ngũ Trùng Tương/Ấm [Dục/Trọc/Vọng/Triền]/Tà -> gói nghĩa chung (Ký ngữ liễu giải/Tương giải theo giác tri kiến nghĩa) gọi là Ngũ Giải (Giái/Giới)解….
2. Truyền/Chuyển Tam Y Giải/ Giới nhập Niết-bàn: Cũng còn được gói nghĩa là Chuyển Y Bát-niết-bàn. Nhắc lại lời dạy liễu nghĩa của Tổ Đạt-ma: “Tánh của Đắc Đạo là không còn mang thân đời sau” (Bất thọ hậu hữu, danh đắc đạo), đồng nghĩa là phải tháo gỡ hết Tam Y Giới (Dục/Sắc/Vô sắc) -> An Tâm/Ngộ Nhập Chân Tánh (Tinh Anh Vi Diệu Sắc/Viên hoà chư pháp giới) đồng ngữ nghĩa là không còn đắp Y Phấn-tảo/Cà-sa như đã giải… Mãi luôn trau chuốt/tham đắm khoác chiếc áo thế gian (vốn đã là bất tịnh), nay lại cấu thêm nhiều sắc màu rực rỡ, đan xen gắn kết cùng danh vị hão huyền (Tiểu/Đại, Thượng/Hạ phân biệt) có giúp chuyển được tam y giới chăng? Phàm sở hữu tướng nói chung và y sắc/danh vị nói riêng, thì giai thị hư vọng hay như thị như lai? Vị Đạo sư (Sa-môn) được chọn kế thừa truyền bá giáo pháp giác ngộ, giúp chúng sinh thật sự Chuyển Y Bát-niết-bàn được vị Tổ đời trước tuyển chọn, sẽ tiếp nhận/truyền thừa (Thọ thừa) truyền giải giáo pháp Chuyển Y Bát-niết-bàn, liễu nghĩa khế giải là người được truyền thọ Y-Bát (Chuyển Y Bát-niết-bàn) luôn sẵn lòng từ bi vô ngại, xả thân hành đạo không màng danh chứng hay báo đáp, luôn tâm nguyện bình đẳng, thấu hiểu, âm thầm giúp đỡ, dìu dắt, hỗ trợ (độ tha) tất cả chúng sinh thông hiểu lý nghĩa truyền thọ Tam Quy Y Ngũ Giải theo như ngữ nghĩa đã phân tích… Vậy thì, chúng ta có nên hiểu nhầm tợ âm dị nghĩa giữa cái bát đựng缽 thức ăn, thức uống lúc khất thực và âm ngữ परि[Pari(Latin) -> 般Bát(Hán Việt)] và (Giải,Giái,Giới)解-> Giới戒 biến tướng tựa như Udaya vyayam (Sự sanh diệt) -> thành Udaka-bakam (Hạc già sống lâu) lẳng lặng từ ngàn xưa ấy?… Hay là, chúng ta có nên hiểu y pháp hành vô tướng hạnh biến tướng là y cà-sa hữu tướng hư vọng tưởng chăng?…

Hình trên là ảnh tượng chuyển giải ngữ nghĩa Chuyển Y Bát-niết-bàn (ký ngữ tượng giải). Như đã biết thời xưa chữ viết chưa phổ cập đại chúng, ngôn ngữ địa phương đa dạng, trùng âm dị nghĩa như Udaya vyayam (Sự sanh diệt) -> thành Udaka-bakam (Hạc già sống lâu) là một điển hình… Do đó, muốn truyền đạt những giáo nghĩa quan trọng giúp cho các tín chúng dễ nhớ dễ hình dung, đồng thời tránh thất truyền chân nghĩa -> ký ngữ tượng giải sẽ chính là cách tốt nhất giúp truyền giải liễu nghĩa và lưu truyền chánh pháp. Phân tích tượng giải niên đại ½ TK I, di tích Phật Giáo được xem là cổ nhất được tìm thấy ở vùng Gandhāra (Càn-đà-la) phía bắc-tây-bắc Ấn Độ.
Giải mã những ký ngữ tượng hình ấy như sau:
1. Quanh vòng tròn phía sau đầu của pháp tượng gồm có 20 gai (tia) sáng phân toả (Thập Nhị Duyên Khởi + Bát Tà, 12 +8 = 20) -> ngầm hiểu luôn vận dụng (thắp sáng dần) trí năng chiếu kiến/tuệ giác xuyên suốt (Huệ Năng thành tựu) tròn sáng (viên minh) thấu quán toàn thông (viên thông) [Lý Thập Nhị (12) Duyên Khởi] (Vô minh/Hành/Thức/Danh sắc/Lục biến/Xúc/Thọ/Ái/Thủ/Hữu/Sanh/Hoại) tương giải [Bát (8) Tà -> Bát (8) Chánh] (Tri kiến/Tư duy/Ngữ/Mạng/nghiệp/Tinh tấn/Niệm/Định);
2. Hình bánh xe pháp luân khắc trong bàn tay phải (chánh lý/thuận chuyển), chuyển pháp luân (xoay chuyển/giải thoát luân hồi) luôn nằm trong tầm tay của mỗi chúng ta, chúng ta cần phải nắm bắt, gói gọn tựa như nắm lá rừng xưa Như Lai trao lại…;
3. Bàn tay trái (sai trái/nghịch giả) tháo gỡ Tam Y Giới giải thoát Dukkha.
Liễu giải:
Bát Chánh Viên Hành + Thập Nhị Duyên Khởi Viên Thông <==> Chuyển Pháp Luân
Chuyển Pháp Luân <==> Chuyên Y Tam Giới
Ký tượng TK III (hình 1), mang ngữ nghĩa hành giả/giác giả đã tròn hoá trí năng giải thông Bát Chánh/Thập Nhị Duyên Khởi, kinh hành tự tại, vô ngại khoác tam y giới, tay phải (Chánh/Thuận) sẵn sàng tháo gỡ, tay trái (Tà/Nghịch) che chắn… Về sau biến tướng, một số ảnh tượng thân không đắp y (khoả thân), cùng tư thế ngồi tự tại trên ngôi báu, hàm ý là tháo gỡ tam y đắc thành tự tại… Một số ký tượng tạo hình em bé khoả thân, ngụ ý tháo gỡ tam y giới hiển hiện khai lộ (trở về với) nguyên tánh chân thật ban đầu – nhân chi sơ tính bổn thiện – tựa như lúc ta mới chào đời (đản sinh) vậy, bàn tay phải hướng lên/ngón tay chỉ lên -> biểu ngữ nhất nhất thệ nguyện trở về Chân Như Bổn Tánh/Như Lai Tánh (Tathāgata), tay trái hướng xuống/ngón tay chỉ xuống -> biểu ngữ nhất nhất xả thoát Tam Y Giới…
Ngoài ra, ký ngữ tượng ngữ đản sinh về nghi thức tương quán đối ứng (chiếu kiến pháp tượng tương/phản quan tự kỷ) ví tựa như việc tắm gội/gội rửa sạch sẽ lớp trần cấu/lục trần phủ bám bề ngoài sắc thân bất tịnh (quán mộc) – hàm ý khế nghĩa đối với việc tu hành – khai chúng sinh tri kiến -> tiệm khai giác với những người dân thuộc vùng quê chân chất ấy, sống với nhau rất thật lòng ít khi dối gạt nhau. “Bà con xa không bằng láng giềng gần” là vậy. Những chúng sinh cộng sinh cùng lưu trú trong bầu không khí và nguồn thực dưỡng trong lành của chốn vùng quê chân chất ấy, chỉ cần tránh Sát sinh (súc vật), mầm sống (hạt giống) động thực vật, dâm dục, Say nghiện (rượu, thuốc hút, tụ hội tán chuyện, ca xướng) là thân mạng (Sắc Ấm) đã được làm sạch rồi -> dễ dàng nhập định thành công. Một điển hình là sự thành tựu của hai vị Ưu-ba-li và Tổ Huệ Năng – xuất thân từ giai cấp bần nô không có đủ điều kiện tiếp xúc với ngũ dục cấu từ thuở nhỏ đến lớn, đồng nghĩa với chưa từng phạm giới (Tiểu Giới) – đó là một dẫn chứng thiết thực giúp chúng ta cùng nhau soi lại!…

Do đó, mục Tiểu Giới trong Kinh liệt kê chi li, cặn kẽ về những sai phạm linh tinh kia – với người hiền trí thì nhận thấy quá ư là rõ ràng – nhưng đối với giới tu sĩ thời cơ, say nghiện ngũ dục và giới nhà giàu, quan lại, vua chúa phạm giới: sát sinh, tước đoạt, tà dâm, say nghiện (nhạc, kịch, giường nằm cao êm, chất chứa tài sản, y trang sặc sỡ, ăn uống vô độ phi thời, môi giới tranh đoạt, nô công phục dịch,…) thì luôn bị che mờ tâm trí (ô minh) bởi do hành thập ác + lạm phát say nghiện ngũ dục cấu mà ra.
Vì vậy, đối với những hạng người này (Phàm phu sống buông lung) nếu muốn tu học giác ngộ -> thành Phật giống như Thầy Cồ-đàm -> thì phải cố gắng rà soát đối chiếu để khắc phục dần -> tránh không bị Tiểu Giới mắc vướng (sai phạm), ngăn ngại buộc ràng thì tâm thức mới được đặng an…mà tiến tu (tinh tấn) thành chánh định. Chính vì thế nên nội dung Tiểu Giới nêu ra trong Kinh trình bày rõ ràng chi tiết đến như vậy để phàm phu tự mình soi chiếu lại chứ không phải để tán thán Như Lai, đồng thời triển khai rộng hơn ở Trung/Đại Giới về hệ lụy của tà kiến/ngữ/mạng/nghiệp, kết nối cùng hiệu ứng âm thanh chiêu linh như đã nói -> lây lan tà pháp biến tướng của giới tu sĩ nhàn cư hưởng đồ tín thí… Đấy là phạm tội nhẹ hay nặng?
Trích kinh Pháp Cú, câu 338: “Đốn cây mà chưa đào hết gốc rễ sâu bền thì cây vẫn sinh ra; đoạn trừ ái dục ( lực hấp dẫn của Ngũ Dục) mà chưa sạch căn gốc thì khổ não vẫn sanh trở lại mãi” [Bản dịch Pali]
Đốn cây không đào gốc,
Chồi tược sẽ lên hoài,
Tham ái chưa nhổ rễ,
Phiền não sao dứt sạch?
Phạm Võng Kinh Tinh Giải
Tìm thấy đâu người thầy đúng đắn trong thời mạt pháp nay? Không gì khác hơn là đối chiếu giới hạnh đúng đắn được phản ánh cơ bản qua chuẩn mực Tiểu/Trung/Đại Giới Phạm Võng thuộc Trường Bộ Kinh. Sau đây chúng ta cùng phân tích, rút ra điều ngắn gọn cốt lõi của phần Tiểu Giới trong kinh.
Quy nạp Tiểu Giới Phạm theo Ngũ Dục cấu Sát/Tranh
*SẮC: Sát sinh/Trộm cướp/Dâm dục hèn hạ/Nói láo [-> dối trá, xảo biện, thêu dệt]/Nói hai lưỡi/Nói độc ác/Nói ỷ ngữ[-> dựa dẫm, bề trên, cao ngạo, lộng ngôn, phân biệt, áp đặt,…]., Xem múa, hát, nhạc [-> âm thanh đạo cụ/lãng tụng/thi vịnh gây nghiện/chiêu cảm], diễn kịch [-> hát tuồng], Môi giới [-> cầu nối trung gian, nhân sự cộng tác], buôn bán, sự gian lận bằng cân, tiền bạc và đo lường…
*DANH: Ỷ Ngữ [-> tôn tạo danh vị, nương tựa một đấng nào đó…]
*TÀI: Trang sức bằng vòng hoa, hương liệu, dầu thoa và các thời trang, giường cao/lớn; vàng/bạc [-> vật chất tạp nhạp], ; đàn bà, con gái, nô tỳ gái và trai, cừu và dê, gia cầm, heo, voi, bò, ngựa; ruộng nương đất đai,…
*THỰC: Đoàn thực: vô độ/phi thời, Dâm dục hèn hạ/Nói láo[-> dối trá, xảo biện, thêu dệt]/Nói hai lưỡi/Nói độc ác/Nói ỷ ngữ[-> dựa dẫm, bề trên, cao ngạo, lộng ngôn, phân biệt, áp đặt,…]., Thức thực/Tư niệm thực: xem múa, hát, nhạc [-> âm thanh đạo cụ/lãng tụng/thi vịnh gây nghiện/chiêu cảm], diễn kịch [-> hát tuồng]…
*THỤY: <<Sắc / Danh / Tài / Thực>> Thuỵ <<Si Ám>>
Quy nạp Tiểu Giới Phạm theo Ngũ Giới suy rộng
*SÁT SINH: Người, súc vật, cây cỏ, hạt giống,…Hành vi sử dụng hung khí, khí cụ gây tổn hại, bức hại, bạo lực, răn đe, hù doạ,…Sống phải biết bình đẳng (Samydhi/Tàm-quý), cảm thông, thương xót, chia sẻ, bảo vệ tất cả chúng sinh và các loài hữu tình,..
*TƯỚC ĐOẠT: Trộm cắp, tà hạnh (hối lộ, gian trá, lừa đảo) môi giới [-> cầu nối trung gian, nhân sự cộng tác], buôn bán, gian lận bằng cân, tiền bạc và đo lường, sử dụng nô công người, súc vật…
*TÀ DÂM: Dâm dục hèn hạ
*TÀ KHẨU: Nói láo [-> dối trá, xảo biện, thêu dệt], Nói hai lưỡi, nói độc ác, nói ỷ ngữ [-> dựa dẫm, bề trên, phân biệt cao/thấp, tôn tạo, áp đặt]
*SAY NGHIỆN: Đoàn thực vô độ/phi thời, xem múa, hát, nhạc [-> âm thanh đạo cụ/lãng tụng/thi vịnh gây nghiện/chiêu cảm], diễn kịch [-> hát tuồng], Trang sức bằng vòng hoa, hương liệu, dầu thoa và các thời trang, giường cao/lớn; vàng/bạc [-> vật chất tạp nhạp], thu nạp đàn bà, con gái, nô tỳ gái và trai, cừu và dê, gia cầm, heo, voi, bò, ngựa, ruộng nương đất đai,…
Quy nạp Tiểu Giới Phạm theo Thập ác nghiệp suy rộng
Thập Ác Nghiệp = Tam nghiệp Thân (Sát sinh/Trộm cắp/Tà dâm) + Tứ nghiệp Khẩu (Dối gạt/Thêu dệt/Lưỡng thiệt/Thô ác) + Tam nghiệp Ý (Tham/Sân/Si)
Cùng đối chiếu lại Không cấu nhiễm Phẩm/Trung Bộ Kinh (Lược trích từ bản dịch Pali của cố HT.Thích Minh Châu):
“Này Hiền giả, các ác bất thiện pháp, cảnh giới của dục[-> Ngũ Dục] là đồng nghĩa cái gọi là cấu uế”.
Như vậy, cần phải hiểu rõ các ác bất thiện tác hành từ nơi Thân-Khẩu-Ý chính là Tiểu/Trung/Đại Giới Phạm nói riêng và Ngũ Dục cấu nói chung, chứ không giản đơn là thập ác giới như chúng ta từng hiểu theo phật giáo biến tướng, đúng không? Do đó, ta có thể quy nạp phần Tiểu Giới Phạm theo Tam Nghiệp Thân-Khẩu-Ý như sau:
*THÂN:
1. Sát sinh: Người, Súc vật, Cây cỏ, Hạt giống,… Hành vi sử dụng hung khí, khí cụ gây tổn hại, bức hại, bạo lực, răn đe, hù doạ,… Sống phải biết bình đẳng (Samydhi/Tàm-quý), cảm thông, thương xót, chia sẻ, bảo vệ tất cả chúng sinh và các loài hữu tình,.. ;
2. Tước đoạt: Trộm cắp, Tà hạnh(hối lộ, gian trá, lừa đảo) Môi giới [-> cầu nối trung gian, nhân sự cộng tác], buôn bán, sự gian lận bằng cân, tiền bạc và đo lường, sử dụng nô công người, súc vật… ;
3. Tà dâm: Dâm dục hèn hạ
*KHẨU:
1. Nói láo [-> dối trá, xảo biện, thêu dệt]; 2. Nói hai lưỡi; 3. Nói độc ác; 4. Nói ỷ ngữ [-> dựa dẫm, bề trên, phân biệt cao/thấp, tôn tạo, áp đặt]
*Ý:
1. Tham: Đoàn thực vô độ/phi thời, Xem múa, hát, nhạc [-> âm thanh đạo cụ/lãng tụng/thi vịnh gây nghiện/chiêu cảm], diễn kịch [-> hát tuồng], Trang sức bằng vòng hoa, hương liệu, dầu thoa và các thời trang, giường cao/lớn; vàng/bạc [-> vật chất tạp nhạp], thu nạp đàn bà, con gái, nô tỳ gái và trai, cừu và dê, gia cầm, heo, voi, bò, ngựa, ruộng nương đất đai,… ;
2. Sân: Phẫn nộ, cáu quắc, thù hằn khi không đạt mục đích, đạt như ý muốn ;
3. Si: Mê muội bị lôi cuối, bị thu hút theo…
Tóm lại, 3 quy nạp giản lược Tiểu Giới Phạm: Một là: 5 Giới cần phải tỏ tường tránh tiêm nhiễm, Hai là: 5 Dục cần phải biết mà cai nghiện dần, Ba là: 3 Nghiệp Thân-Khẩu-Ý tránh hành ác bất thiện pháp, vậy thôi… Không hiểu, không chịu hiểu, hiểu rồi quên hay cố tình không tự giác tự chủ sửa chữa (tu chỉnh. Cai nghiện Ngũ Dục/Gội rửa Ngũ Trọc/Ngăn nhiễm Thân-Khẩu-Ý) thì có nên hô hào tuyên thệ tu giác ngộ, theo Như Lai, tin Như Lai, tán thán Như Lai, khiến càng phạm thêm tội nặng (trọng tội) đại vọng ngữ dối gạt, si ám đời đời như Kinh đã dẫn?…
Giáo pháp liễu nghĩa cơ bản về tác pháp của đời thường hiển hiện lồ lộ ngay trước mắt như vậy mà không thấy, không hiểu, không biết thì sao mà thấy biết đúng pháp tánh duyên khởi trùng điệp ẩn tàng, đặng mà chuyển lưu Tam Giới?… Đó là sự thật.
Xem tiếp phần 2 tại đây.
Bạn nghĩ gì về bài viết này?