Nghe các bài đọc của trang trên Radio trực tuyến
Phật dạy giáo pháp giác ngộ đều nằm trong tầm tay của chúng ta, chỉ tại chúng ta chưa biết cách nắm bắt nên cứ tìm cầu (xem, nghe, đọc…) lung tung trong sự hỗn loạn của thời mạt pháp này, xa dần nguồn cội gốc rễ kéo theo việc chúng ta bị rối loạn. Thiết mong chúng ta cùng đọc thật kỹ cửa thứ 2: Phá Tướng Luận trong Thiếu Thất Lục Môn Yếu Chỉ của tổ Đạt Ma, sẽ giúp chúng ta giải nhiều điều vướng mắc của Pháp và hình tướng.
THIẾU THẤT LỤC MÔN YẾU CHỈ
Đệ Nhị Môn Phá Tướng Luận
(Luận về việc dẹp bỏ những cái hình tướng bên ngoài để trở về bản tâm)
Giảng luận: Bồ Đề Đạt Ma
Dịch giả: Nguyễn Minh Tiến
Biên tập: Phathocnguyenthuy.com
“Ta vốn đến Trung Quốc
Truyền giáo cứu mê tình
Một hoa khai năm cành
Kết quả tự nhiên thành”
Phần 1: Luận về Pháp Tu
Rằm Tháng 7 âm lịch (T7 âl) là giao thời giữa mùa hạ và mùa thu. Xét theo lý Âm/Dương Ngũ Hành thì mùa hạ tượng Hỏa cục – – mùa thu tượng Kim cục -> tương khắc xung đối -> cho nên tương tác Âm/Dương Ngũ Hành sẽ tạo biến động Thiên-Địa-Nhân rất mạnh -> gây mưa, nắng, gió bão thường xuyên -> khiến cho tâm lý con người, động vật, thực vật vì vậy mà cũng sẽ bị ảnh hưởng thay đổi thất thường…

Điểm lại những cuộc chiến tranh đẫm máu trong lịch sử cũng thường rơi vào thời điểm khoảng Tháng 7 – Tháng 8 âm lịch là nhiều nhất, điển hình như:
+ Alexander Đại Đế tàn sát Châu Âu (T7/356TCN).
+ Tào Tháo khởi động cuộc chiến xích bích (T7 âl/năm 208).
+ Đại chiến thế giới thứ 2 chết hàng chục triệu người (18/T7âl/1939).
+ Đại thảm sát Thập tự chinh giữa Thiên Chúa giáo và Hồi giáo.
+ Năm 2014 tai nạn hàng không thế giới xảy ra nhiều nhất cũng vào T7.
Xét về khoa học, sự sống động thực vật nói riêng và vạn vật nói chung đều tồn tại hai dạng Sóng/Hạt (Âm/Dương) thảy đều tuân theo quy luật tương tác Sanh/Trợ/Khắc/Dị/Diệt (Ngũ Hành), xét riêng tính tương hành tương tác giữa Con người/Trái đất/Hệ mặt trời cũng đều là tính chuyển hóa năng lượng Sóng/Hạt.
Thời điểm T7 sẽ là chu kỳ tương Khắc/Dị/Diệt. Do đó, sẽ khiến hệ sinh học con người thường ở trạng thái bất ổn -> tâm trạng bức xúc, bạo động, suy nghĩ tiêu cực -> xác suất tai nạn xảy ra vào T7 sẽ cao bất thường.Thời điểm này vì thế tâm trí con người cũng thường hay bồn chồn, lo lắng, xuất hiện ảo thanh, ảo giác lạ đan xen tâm trí…
Tập quán từ ngàn xưa giới tâm linh, tôn giáo thường theo pháp nương tựa tha lực để cứu độ: lễ lạy sắc tượng, tế lễ, vái tứ phương, chú tụng, pháp khí chiêu linh, hầu đồng, cúng tế âm hồn, trấn ếm, tắm gội nước thiêng/trường chay/trì chú nhằm giúp tẩy rửa thân tâm,…

Kết tập theo truyền thống ngàn xưa – T7 âm lịch quen gọi là tháng cô hồn – phối kết cùng nhiều phong tục tập quán tín ngưỡng địa phương mà sinh ra những hình thức đa dạng về việc cúng tế, cầu an, cầu tài, cầu phước, cầu được mùa, thuận việc… Mặt khác, T7 âl nông nhàn, mọi người đều rảnh rỗi, ít vận động lao động -> tập tính chung của cộng đồng xã hội: ăn chay giúp nhẹ nhàng tâm trí, tổ chức lễ hội ca xướng, nhảy múa, giao lưu văn hóa, chia sẻ kinh nghiệm ngành nghề, đồng cùng trấn an nhau về tinh thần, sức khỏe,…

+Tháng Ramadan (khoảng tháng 6 – tháng 7), hàng triệu tín đồ trên thế giới thực hiện nghiêm khắc giới luật (tiết chế mọi ham muốn xác thân, chống những cám dỗ vật chất), cầu nguyện, làm thiện, hành hương đến thánh địa Mecca.
+ Ở Ấn Độ:
– Lễ hội Deodhani tháng 8 hàng năm, với các nghi lễ cầu nguyện và nhảy múa, mang ý nghĩa xua đuổi bệnh tật và cái ác ; – Lễ Raksha Bandhan diễn ra vào tháng 8, không chỉ là một ngày chúc tụng giữa các anh em ruột thịt với nhau, một ngày đoàn tụ gia đình, mà còn được ví như ngày lễ Valentine thứ hai trong năm ;
– Lễ hội Ganesh Chaturthi được tổ chức vào tháng 8 hoặc tháng 9, kỷ niệm ngày sinh của thần Ganesha đầu voi.
+Lễ hội vật ngựa, Tây Ban Nha được bắt đầu vào ngày thứ 7 đầu tiên trong tháng 7 và kéo dài trong 3 ngày.
+Lễ hội vẽ trên cơ thể người, Áo được diễn ra từ ngày mùng 1- 7/7.
+Lễ hội Calgary Stampede, Canada diễn ra hàng năm với thời gian kéo dài khoảng 10 ngày, và rơi vào tuần thứ hai, thứ 3 của tháng 7.
+Lễ hội tắm bùn, Hàn Quốc từ ngày 18 đến 27/7
+Lễ hội Gion Matsuri, Nhật Bản được tổ chức trọn tháng bảy.
Mặt khác, xét về diễn biến xã hội vào T7 âl – đối chiếu lại lịch sử – những cuộc chiến tranh tàn sát với xác suất nhiều nhất. Thời nhà Hán TK II TCN lập Tết Trung Nguyên(Ngươn) bày nghi lễ xá tội vong nhân, các vua chúa nhờ những đạo sĩ họ cầu an, cầu siêu, vong linh…
Lễ xá tội vong nhân gồm 2 nội dung:
1/ Xá tội cho những chiến sĩ đã chết trên chiến trường. Như đã phân tích thời điểm T7 âl dân chúng rảnh rang, lễ hội nhiều, phối hợp lễ xá tội vong nhân nhằm nhắc nhở dân chúng tưởng niệm đến những chiến sĩ hy sinh bảo vệ bờ cõi… ;
2/ Ân xá cho tù nhân.
Tại sao gọi là Trung Nguyên(Ngươn)?
Bởi trong lịch của đạo giáo hay khổng giáo chia 3 mốc thời gian hằng năm từ Tháng giêng đến tháng 2 gọi là Thượng Nguyên(Ngươn) có lễ chúc phúc, cầu an là Tết Nguyên Đán. Ở giữa là Trung Nguyên(Ngươn) từ T7 âl tới T10 âl, từ T10 âl đến T12 âl gọi là Hạ Nguyên(Ngươn). Cho nên cúng cho vong linh là có từ thế kỷ thứ II thời nhà Hán đã từng thực hiện và trong các nước Á Đông cũng vậy, đều có phong tục quan niệm cúng vong linh vào tháng 7.
Ở Ấn Độ trước thời kỳ đức Phật, thời kỳ vệ đà, truyền thống Bà-la-môn đều có tục lệ cứu độ cho vong linh, những thuật sĩ Yoga tự hành xác thay nỗi đau cho nhân loại.
Tất cả các nước đều có truyền thống rằm tháng 7, truyền thống dân gian Trung Quốc có câu: “Tháng 7 mưa ngâu bắc cầu ô thước” nhà trời cho phép Ngưu Lang và Chức Nữ hội ngộ nhau, địa ngục ân phúc mở cửa xá tội cho các vong linh… => phật giáo tiêu cực/ngoại đạo lai tạo, bày biện lễ hội sám hối, cầu siêu, cầu an, thọ trì,…ngày càng biến tướng tận đến bây giờ!..tán thán ngụy tạo là làm theo lời Phật dạy!?…
Thời điểm báo hiếu có từ thời Xuân Thu TK VI TCN, lễ báo hiếu cha mẹ được thực hiện vào tháng 3 Tết thanh minh, cùng gia đình con cháu báo hiếu Ông Bà Cha Mẹ thể hiện qua việc tảo mộ, cầu nguyện an lành, phước đức, chúc phúc,… Đây chính là thời điểm này Âm/Dương giao hòa, Ngũ Hành tương hợp (Mộc vượng -> Hỏa ươm).
Vậy nếu báo hiếu hình tướng – xen lẫn lễ hội, nghi thức tôn giáo huyễn hoặc – vào thời điểm T7 âm lịch – Âm/Dương (Sóng/Hạt) biến động như vừa phân tích – thời cơ cô hồn, âm binh nhiễu loạn, mê tín vái lạy, nô tâm cầu xin -> ???… Mặt khác, như đã đã đối chiếu ở phần trên về những biến cố lẫn thảm họa xảy ra vào rằm tháng 7 âm lịch với xác suất lớn nhất, lịch sử nhân loại gắn liền những cuộc thảm sát giết chết hàng triệu triệu sinh linh,… Trái đất nghiêng trục tạo hiệu ứng sóng/hạt – Thiên-Địa-Nhân/Ngũ hành tương tán – gây ảnh hưởng đến hệ sinh học động thực vật kéo theo -> tạo kích hoạt về bạo lực của con người, nhiễu động thế giới tâm linh phiến loạn… Vậy việc thực hiện nghi lễ báo hiếu vào T7 âl có nên hay không? Tâm trí phiến loạn -> năng lượng tâm thức biến động sao đặng tập trung chuyển hóa?…
Xuất hiện tập tục tháng 7 Âm Lịch báo hiếu từ đâu
Tháng báo hiếu xuất xứ thời Lương Võ Đế (1/2 TK V), vua mơ thấy hoàng hậu Hy Thị đã mất bị đọa vào ác giới, ông cho hòa thượng Chí Công biên soạn Kinh Lương Hoàng Sám (Vua Lương Sám hối) lễ lạy, vọng cầu cho hoàng hậu hóa kiếp siêu thoát!… Ngoài ra, ông còn lấy ngân sách quốc gia cho xây nhiều chùa tháp, phát hành nhiều ngụy kinh, được các tà sư nịnh tặc tôn tạo danh đại bồ tát/phật hoàng thời đó…nhưng phước đâu không thấy, chỉ thấy hiện tiền họa hại -> thần dân oán thán, triều đình nổi loạn, vua bị Hầu Cảnh bắt giam bỏ đói cho đến chết!… Đến thời vua Đường Minh Hoàng (1/2 TK VII), do quá si mê Dương Quý Phi đẹp, đàn, hát đa tài,…vua cho xây Nguyệt Vọng Cung hoành tráng ngắm trăng rằm T8 âl (tiết khí trung thu hữu tình) để vua du hí cùng giai nhân, đồng thời cho dân chúng tổ chức lễ hội tán dương, vui chơi thỏa thích, cầu phúc (Tết Trung Ngươn), khi hoàng hậu mất, vua xây cho bà điện thờ, nhờ thần lực chư tăng chú nguyện cho hoàng hậu sống lại! Đồng thời, giúp ông du thức gặp lại nàng,…bỏ bê việc triều chính ngày càng bại hoại suy vi bị An Lộc Sơn soán vị… Nhân dịp lễ hội cầu vọng thời ấy, Phật giáo biến tướng kết nối tháng an cư kiết hạ thành lễ Vu Lan Bồn truyền bá tận đến ngày nay…
Chánh Tri kiến và Tư duy về ngữ nghĩa Vu Lan Bồn
Ullambana -> Ô-lam-bà-nã( noa): treo ngược cứu nạn (như những thuật sĩ Yoga treo ngược tự hành xác mình để mà cứu nạn cho chúng sanh). Đây là cổ ngữ mật truyền trong giai cấp Bà-la-môn.
Theo các học giả nghiên cứu họ chỉ thấy chữ Avalambana: sự treo ngược.

Sau này người Trung Quốc tách âm Ô-lam thành Vu Lan, bà -nã/noa -> thành Bồn => Vu Lan Bồn(盂蘭盆) cũng giống như tên của đức Phật là Cồ-đàm/Cù-đàm, hay Tỳ-kheo/Tỷ-kheo/Tỳ-khưu/Tỷ-khưu/Bí-so… Hán ngữ Vu(盂) nghĩa là trôi ngược, Lan(蘭) là nghĩa là sóng lớn, Bồn(盆) là chỗ chứa áp nghĩa thành Chậu rửa tội, biến tướng từ Kinh Lương Hoàng Sám -> áp vào tích sử Mục Kiền Liên, cầm bình bát, chậu để hứng trăm người cứu dòng họ Thích-ca bị Vua Tỳ-lưu-ly tàn sát, hư cấu chuyện Mục Kiền Liên dùng thần thông cùng kết nối cùng thần lực chư tăng gia hộ để cứu mẹ Thanh đề thoát khỏi đọa địa ngục!…
Hãy cùng Trạch Chi Chánh Tri Kiến thời Đức Phật + Thập Đại Đệ Tử + Hơn 2500 A-la-hán, kết hợp lại thành Đại thần lực xuyên sốt nhân thiên mà không cứu nổi 1 người trong số hàng ngàn người thân của Phật – họ hiện chưa bị đọa địa ngục – bị Vua Tỳ-lưu-ly tàn sát!..thì thử hỏi “thần lực hoang tưởng của chư tăng thời mạt pháp” cứu độ hay thu nhiếp tín chúng u mê…
Trạch Chi Chánh Tri Kiến dòng lịch sử/truyền thống đã nêu trên, ý nghĩa T7 âl, thực hiện nghi thức tôn giáo/tâm linh cầu nguyện, bố thí cho người âm, lễ hội nhân thời điểm mưa bảo rỗi rãnh dân chúng cùng nhau quây quần trấn an tinh thần/sức khỏe. Do đó, nếu mê muội nô tâm xá thân cầu vọng, lễ lạy, phụng trì sắc tướng, âm thanh pháp khí chiêu linh -> đám đông ám thị tự kỷ cho đó công đức, là báo hiếu cha mẹ -> tất nhiên sẽ bị những tà sư năng lượng kém thu nhiếp tâm linh của mình gia đình mình là lẽ đương nhiên…
Lời dạy Tổ Đạt-ma:“Lễ lạy, cầu vọng sắc tướng ắt bị ma thu nhiếp, phí của, nhọc công xây tháp, đúc tượng thảy đều là pháp hữu vi của tà ma ngoại đạo, nào biết đâu nỗi khổ lớn mai sau…”
Lời Phật dạy (Kinh Pháp Cú 266): Chỉ mang bát khất thực, làm nghi thức tôn giáo đâu phải là Tỷ-kheo? Sống theo giới luật mới thật là Tỷ-kheo [Lược trích Pali Tạng].
Không phải đi khất thực,
Hành nghi thức tôn giáo,
Nô tâm cầu vọng tướng
Mà gọi là Tỳ-kheo
Bậc đích thực tỳ kheo,
Luôn sống theo giới luật.
Lời Phật dạy (Kinh Phạm võng/Trường Bộ Pali Tạng):
“Đạo sư Cồ-đàm (Đức Phật) không làm những nghi thức tôn giáo, trừ tà, lập đàn cầu vọng, ban phước,…. Đó là phạm Trung/Đại giới“.
Lời Phật dạy (Kinh Phúng Tụng/Phẩm năm pháp thành tựu):
“Thành tựu thân thuộc, tài sản, sức khỏe không chắc chắn sẽ tái sinh cõi thiện nhân, thiên giới. Thành tựu Giới, thành tựu Kiến chắc chắn sẽ tái sinh cõi thiện nhân, thiên giới“.
Tập quán của phật giáo tại Ấn Độ có ngày lễ vào T7 âl, gọi là Pravarana (Bát-thích-đà) ngày lễ này là các tăng ni phải sám hối với đại chúng những sai lầm, tự sám hối với nhau khi trong đoàn -> biến tướng sám hối cho âm hồn, hành lễ xá tội vong nhân -> Vu Lan Bồn!…kết hợp cảnh quan hữu tình, cùng thuyết giảng tâm lý học gây cảm, dựng tuồng, diễn kịch kích hoạt bi cảm lòng hiếu thảo, lấy nước mắt tín chúng khiến cả tin đây là chánh pháp… Sau đó về nhà có chắc rằng lòng hiếu thảo trắc ẩn tái hiện do ngoại pháp kích hoạt khiến tồn động được bao lâu? Ví như giữa Nhân/Quả Thiện/Ác rõ ràng trong đời sống không ai không hiểu, cứ mỗi khi lòng thiện (khác tâm thiện do tu học giác ngộ) tái hiện theo xu hướng khi được xem kịch, tuồng, thuyết giảng kích hoạt bi cảm…dần theo thời gian đâu cũng vào đó đúng không?… Bởi thế, trong Kinh Phúng Tụng/Phẩm năm pháp thành tựu, Đức Phật liễu nghĩa rằng Giới và Kiến sẽ giúp Tâm chánh thiện thành tựu thật sự chính là vậy… Ánh sáng tri kiến khai ngộ sẽ giúp chúng ta luôn tỉnh táo nhận thức Đúng/sai, không thể nào sai phạm Đạo Làm Người -> Thành Người… Đúng không?
Luôn hằng tâm lời Phật dạy (Kinh Tăng Chi Bộ):
“Này các Kàlamas, các vị hoài nghi, hoang mang là phải, vì vấn đề ấy rất khả nghi. Đừng để bị lôi cuốn bởi những lời thuật lại, hay bởi truyền thuyết, hay bởi những lời đồn. Ðừng để bị dắt dẫn bởi thẩm quyền kinh điển, hay bởi lý luận suy diễn, hay bởi những bề ngoài đáng tin, hoặc bởi lạc thú tư duy về các quan điểm, hay bởi những gì có vẻ hữu lý, hay bởi ý nghĩ: “Ðây là thầy ta, kể cả Như Lai“. Nhưng khi nào các vị tự mình biết một việc gì là bất thiện, sai, xấu, thì hãy dứt bỏ… và khi các vị tự mình biết một điều gì là thiện, là tốt, là thật sự thì hãy chấp nhận, đi theo.”
Luôn hằng tâm lời Phật dạy (Kinh Kim Cang):
“Nương tựa vào hình sắc, âm thanh cầu thỉnh Phật thẩy đều là những người hành tà đạo“
“Những gì sở hữu tướng thảy đều là vọng tưởng hư hoại“
Lợi dụng ngày cuối an cư kiết hạ là để sám hối với mọi người họ rồi chế đế lấy quyền lợi cho họ phần cuối này. Bởi thế, thầy Từ Thông nói từ lúc Thầy của ông bắt làm Vu Lan là ông bỏ chùa đi luôn. Đây là tội nặng phạm vào đại giới còn phạm thêm điều này nữa.
Thêm một từ nữa là “cứu đảo huyền”: cửu huyền mình cứu độ để đảo ngược số phận từ dưới địa ngục đi lên các tầng trên, từ cõi người lên cõi tiên, từ cõi tiên lên phật. Không hiểu thị thật là tội nghiệp, đức tin gieo lầm cho ma quỷ. Thầy Từ Thông dùng từ là hèo lừa gạt. Như vậy, nếu theo tiêu chuẩn xét theo kinh phạm võng chính quy do hòa thượng Minh Châu dịch thì những hành động này của ta, của thầy, hay của mọi người có phạm giới nào trong tiểu/trung/đại giới không?
Tăng ni sám hối là nhìn lại lỗi lầm của mình chứ không phải lạy, tụng đọc để sám hối, nhìn lại cái sai lầm của mình, mình độ sanh tới đâu rồi, trong đoàn thể mình giữ lục hòa tới đâu rồi, mình nhìn lại để sửa gọi là sám hối.