Hai chữ “giải thoát” hiểu ra sẽ rất nhiều nghĩa. Vì vậy trong việc tu học giác ngộ ta cần phải phân biệt rõ ràng: ta cần giải thoát cái gì (đối tượng giải thoát), điều gì trói buộc, giam hãm ta (phạm vi, phạm trù giải thoát)? chứ không lấp lững lập lờ, đánh đồng việc giải thoát tình huống đời thường đa tạp (giải thoát tương đối tính) mà sai lầm qui đồng thành giải thoát Dukkha (giải thoát tuyệt đối tính), nếu hiểu sai điều cơ bản này thì sao mà thành tựu giải thoát?
Những ví dụ về giải thoát tình huống đời thường:
⁃ Giúp một người trong cơn nguy kịch về tài chính tức là giải thoát người đó khỏi vòng vây nợ, thù hận, lao lý, gia đình người đó không bị đổ vỡ. Phương tiện: Pháp tài, pháp kinh tế, pháp luật, pháp lý.
⁃ Giúp một người trong cơn nguy kịch về sức khỏe, bệnh tật tức là giải thoát người đó khỏi cơn đau hành hạ thân xác, tinh thần -> thoát khỏi vòng rối quẫn, không bị thất nghiệp, gia đình người đó không bị đổ vỡ. Phương tiện: Pháp y.
⁃ Giúp một người trong cơn nguy kịch về tinh thần thoát khỏi vòng rối quẫn, thoát khỏi sự mâu thuẫn đối với mọi người, bạn không bị thất nghiệp, gia đình bạn không bị đổ vỡ. Phương tiện: Pháp tâm lý, pháp kinh tế.
⁃ Giúp một người giải thoát bạn khỏi buồn bực, chán chường. Phương tiện: Pháp tâm lý, pháp nghệ thuật.
⁃ Giúp một người giải thoát phần nào sự hạn chế của nhãn/nhĩ căn để có khả năng thấy/nghe….khác thường. Phương tiện: Pháp tâm linh, pháp thần thông, pháp tôn giáo, pháp ma thuật.
⁃ Giúp một người giải thoát phần nào sự hạn chế của nhãn/nhĩ/thể/ý căn để có khả năng thấy/nghe/trường thọ an lạc, nương tựa đấng…/hiểu biết chi li….khác thường. Phương tiện: Pháp tôn giáo, pháp a tu la, pháp thần tiên.
⁃ Giúp một người giải thoát người đó khỏi mù chữ, hạn chế kiến thức, nhân cách sống,… Phương tiện: Pháp học đường, giáo dục.
⁃ Giúp xã hội giải thoát khỏi xung đột, tội ác, chiến tranh,… Phương tiện: Chính pháp, hiến pháp, quân pháp.
⁃ Giúp hành giả giải thoát khỏi vòng hữu vi lưỡng nghi. Phương tiện: Đạo pháp.
Còn giải thoát Dukka, giác ngộ thật sự là:
⁃ Giúp chúng sanh giải thoát khỏi vòng vây của chư pháp tạo ra luân hồi (hay giải thoát Dukkha). Phương tiện: Phật pháp nguyên thủy (lưu ý phân biệt phật giáo biến tướng).
Do đó chúng ta không bị lầm lẫn ý nghĩa:
1. Giải thoát Dukkha (Pháp Phật -> Khai giác tri kiến, Pháp thánh nhân -> khai pháp tánh tri kiến).
2. Giải thoát đời thường: sự lý, tâm lý, bệnh lý, vật lý,… (Pháp thế gian, pháp phàm phu -> khai chúng sanh tri kiến).
Do đó:
“Hiểu giải thoát theo nghĩa nào, ưa thích pháp gì ta sẽ được giải thoát theo pháp đó…”.
“Rao giảng pháp thế gian/pháp tôn giáo xưng tán ngụy tạo lồng ghép cho là pháp Phật. Đó chẳng khác nào hành vi dối gạt tín chúng, là phỉ báng Phật”.
Nhắc lại lời Phật dạy:
“Tựa như nước đại dương kia chỉ có một vị mặn, điều mà Như Lai cần nói duy nhất không gì khác hơn đó là giải thoát Dukkha”.
Nhắc lại lời Tổ Đạt Ma:
“27 vị tổ Ấn Độ chỉ nói duy nhất pháp truyền tâm(tâm/pháp bất trục/cầu, nhất thiết chư pháp duy tâm sở sanh), không phô trương việc giữ giới, khổ hạnh, tụng đọc, ngâm vịnh, tán thán pháp phàm phu, lập văn tự, bày biện sắc tướng, tranh biện học thuật, thần thông,… Nay ta đến nơi đây nhắc lại: “Không thấy tánh quyết không thể nào giải thoát được”.
Nhắc lại tích xưa:
– Ngài Đạo Tín đến cầu Tổ Tăng Xán để xin học giải thoát.
– Tổ hỏi: Ai trói ông, cái gì trói ông mà ông đòi giải thoát?
– Vừa nghe qua Đạo Tín bừng tỉnh ngộ thì ra tự chính mình tự trói mình cùng chư pháp bởi tâm đuổi theo pháp, cầu pháp,… và cũng chỉ tự mình giải thoát cho mình không ngoài ai khác.
Nhắc lại tích xưa:
– Ngài Pháp Đạt suốt bảy năm trì tụng kinh pháp hoa nhưng chưa kiến tánh đến gặp Tổ Huệ Năng để xin được thỉnh giáo.
– Tổ không biết chữ, nên bảo ngài Pháp Đạt tụng lại đầy đủ bảy bộ. Sau đó Tổ chỉ ra tánh của kinh gồm có 4 thừa là Khai-Thị-Ngộ-Nhập, nếu ông khai “chúng sanh tri kiến” thì pháp hoa chuyển ông, nếu khai “Phật tri kiến” thì ông chuyển pháp hoa… Vừa nghe xong Pháp Đạt liền đại ngộ, thì ra bấy lâu tâm mình bị pháp hoa chuyển thì sao mà thấy tánh.
*Đôi điều chiêm nghiệm trên con đường tu học giải thoát Dukkha:
1. Hãy luôn thành tâm tự tin nơi chính mình (tín căn giác chi), chớ nên tự ti mặc cảm về thân phận (tăng/tục, sớm/muộn, già/trẻ, sang/hèn), trình độ, danh vị này nọ mà trở thành người phải luôn cầu cạnh nương tựa, dựa dẫm vào người khác hay một tha lực huyễn hoặc tôn tạo nào đó, bị lôi cuốn theo đám đông vốn bị ám thị bởi những xảo ngữ thêu dệt, ngụy biện, việc gì lý luận cũng trót lọt nghe hợp lý nhưng vẫn không phải là chân lý (tà kiến biện thông) sai khiển -> ám thị đám đông khiến cho mọi người thiếu suy xét đến nỗi mù quáng, vô thức tin theo(mê tín hình thức, si thanh ảo thức), mà không phân biệt đâu là đúng/sai(chánh/tà), bị tà kiến biện thông tước đoạt nguồn nhiệt quyết sẵn có trong chính mình(dục thần túc giác chi), thay thế bởi sự nhu nhược tuân thủ rập khuôn và nô dịch cho sắc tướng tôn tạo (nhược thần túc mê chi). Hãy cùng soi lại gương xưa mà xem: ngài Ưu Ba Li(là một trong mười vị đại đệ tử của Phật), ngài Huệ Năng(vị tổ thứ 6 của thiền tông Trung Hoa), theo kinh sách kể lại là hai ông đều xuất thân từ giai cấp thấp kém trong xã hội và ngài Huệ Năng thì mù chữ!… Nhưng bằng chính sự nhiệt tâm và nổ lực cùng với sự tự tin vào chính bản thân mình(dục thần túc và tín lực giác chi), tín nhiệm thực hành đúng theo giáo pháp dẫn dắt (tín căn giác chi) mà hành trì đúng giới luật thành tựu (Giới -> Định -> Huệ), đã giúp các ngài đắc thành thánh quả (A la hán) nhanh nhất so với những vị đồng tu đương thời!… Đây cũng chính là điều mà chúng ta cần lưu tâm và cần nhận thức lại một cách đúng đắn, đó là giáo pháp chính thống (nguyên thủy) mà xưa kia Đức Phật đã từng thuyết giảng mang tính thiết thực, ngắn gọn (liễu nghĩa), trọng tâm (Tâm) của giáo pháp nhắm vào tính cốt lõi (Tánh) của vấn đề là “Khổ và Diệt Khổ” hoàn toàn không thêu dệt câu chữ, tôn tạo hảo huyền xa thực tế (bất liễu nghĩa), bày biện văn tự (đền thờ) mê tín, thu phục đám đông ám thị hình thức (sắc tướng/danh vị hữu/vô hình), lấy đó làm nơi nương tựa (qui thức bất y trí), cầu xin, ca tụng đủ thứ hình sắc hữu vi (pháp tướng phàm phu)… Ái(ưa muốn) -> Thủ(đeo bám) -> Hữu(có được) tướng cảnh -> Sanh si mê pháp hữu vi -> Hoại diệt dần chủng trí giác ngộ(tự mình tự tại tự giác giác tha tự thành tự tánh) -> Vô minh ->…làm che khuất dần phật tánh sẵn có trong mỗi người chúng ta nói riêng và toàn thể chúng sanh nói chung.
2. Pháp tu giác ngộ (phật pháp) chính thống (nguyên thủy) xưa kia mà Đức Phật đã từng thuyết giảng chỉ gói gọn bởi 3 điều thiết thực đó chính là: Giới hạnh (Bất hành Thập ác -> Tâm địa bất nghi) + Định tâm đúng đắn (Bất nhiễm Bát tà -> Tâm địa bất loạn) + Tuệ tri giải thoát (Vô tưởng Chư pháp -> Vô niệm nhập Tánh).
Chỉ với 3 điều thiết thực ấy thôi – gói gọn bởi 3 ý Giới-Định-Huệ (Tuệ) thành tựu – sẽ chính là chìa khóa vạn năng mở toan mọi cửa ngục trần gian truân khổ ách, gọi là trần lao hay bát vạn tứ thiên lao môn (tám mươi bốn ngàn cửa ngục -> 84.000 phiền não giam hãm tâm trí chúng sanh). Giới-Định-Huệ thành tựu sẽ giúp giải thoát chúng sanh thực sự khỏi khổ đau trôi nổi, lặn ngụp suốt mãi trong luân hồi sanh diệt. Phật học gọi ngắn gọn đó là giải thoát Dukkha
(phiền não, trói buộc, níu kéo, bất tự do) không có gì là siêu huyền hay huyễn hoặc cả. Nếu thêu dệt/tôn tạo hảo huyền, huyễn hoặc thì rõ ràng rằng ta đã tự trói ta vào vòng quẫn văn từ/văn tự/mê tín -> đó rõ ràng là Dukkha. Giáo pháp tu học giác ngộ (phật pháp) liễu nghĩa trong 3 ý Giới-Định-Huệ thật là thực tế, thật là rõ ràng và chân thật đúng không?.
Bởi thế mà Đức Phật đã giúp dẫn dắt thành công (độ thành) hơn 2400 người trong đó gồm đủ mọi thành phần, mọi tầng lớp (mọi giới) trong xã hội Ấn độ thời bấy giờ thành tựu thánh quả(A La Hán) mà việc cùng nhau tu học trong điều kiện hoàn toàn không có giấy viết! (thời điểm hơn 2500 năm trước) để được ghi chép rộng rãi như ngày nay(đồng nghĩa với đa phần đều mù chữ!) và thổ ngữ địa phương (ngôn ngữ bản địa theo từng vùng, miền tựa như Bắc, Trung, Nam, Mường, Mán, Dao, Tày ở nước ta vậy) cũng vô cùng đa dạng. Vì vậy phương pháp duy nhất để có thể giúp các tu sinh ghi nhớ bài (lời Phật dạy) không ngoài việc hằng ngày cần phải thường xuyên tự lặp lại (niệm) nơi chính bản thân mình cùng những cảm thụ thu nhận để mà ghi nhớ.
Niệm Thân: qua việc thường xuyên lưu tâm nơi (xứ) những động tác(đi, đứng, ngồi, nằm, cầm, nắm, với, rướn, gập, tắm, gội, xả tiện,…) một cách từ tốn, trang nghiêm.
Niệm thụ: luôn lưu tâm nơi những hành vi hằng ngày của các cơ quan cảm thụ: Mắt. (nhìn, liếc, đảo, trợn, nhắm, khép…); Tai (nghe, vễnh, lóng); Mũi (ngữi, thở, hắt hơi,…); miệng (ăn, uống, nói, cười, ngáp, há, nhai, nuốt, thổi,…); Lưỡi (nói, lè, nếm, liếm,…); Thân (xúc cảm, va chạm, chăm bón,…); Não (phân tích, suy nghĩ, học hỏi, tưởng tượng…). Luôn bám sát rà soát (quán sát) tránh đừng để bị cám dổ bởi những ham muốn quá độ, rối loạn, đa tạp, trơ trẻn, bị động. Tâm luôn tưởng nhớ chánh pháp, cố công (duy trì) tự miệng mình nhẫm lại (đọc lại) một cách nhịp nhàng, đều đặn (tụng đọc) lời dạy của Phật, kế tiếp là việc vừa đọc vừa suy nghiệm (quán chiếu) đến lý nghĩa bằng cách tụng niệm lại giáo lý, đồng thời có thể phối hợp thêm công cụ gỏ nhịp (chuông, mõ) làm phương tiện để hổ trợ việc tập trung tinh thần của người tập luyện chỉnh sửa thân tâm (tu tập) được tốt hơn, giúp dần quên những tạp niệm hằng ngày, đây cũng là phương tiện giúp hòa hợp Thân-Khẩu-Ý (hiệu ứng trường năng lượng âm thanh kích hoạt tiềm thức, lưu ý nếu vận dụng sai sẽ dẫn đến hiệu ứng si thanh ảo thức, trầm cảm tự kỷ, vọng ngữ thêu dệt).
Mặt khác, phương tiện giao thông thời xưa kia (đường xá, cầu nối) – thời điểm hơn 2500 năm về trước – cũng thật là hạn chế (nói đúng hơn là vô cùng khó khăn) để có thể liên hệ từ vùng nầy với vùng khác, đa phần là cây rừng, đầm lầy nhiều hơn là đất trống (biên địa). Do vậy mà ngôn ngữ bản địa, phát âm địa phương (vùng, miền) cũng vô cùng đa dạng. Nhớ lại thời đất nước Việt Nam chưa thống nhất – cách đây vài chục năm – tính bất đồng ngôn ngữ địa phương trong giao tiếp giữa 3 miền với nhau xãy ra thường xuyên, sanh ra nhiều chuyện hiểu lầm ngoài ý muốn… Kế tiếp hãy đồng đối chiếu lại dòng lịch sử của nước Việt Nam ta vào khoảng TK V để giúp dễ hình dung – tức là sau thời Đức Phật khoảng 1500 năm – để có thể di chuyển từ Quảng Ninh đến Thanh Hóa cách khoảng vài trăm cây số thôi, thế mà các sĩ tử muốn lên kinh đô ứng thí phải lặn lội gian nan suốt hàng tháng trời mới tới nơi!… Như vậy so với đất nước Ấn Độ rộng lớn hơn gấp 20 lần Việt Nam vào thời xưa kia. Chúng ta hãy cùng thử hình dung ra mà xem… Do đó, những người theo tu học (tu sinh) khắp nơi xa, gần ở thời xưa kia tất nhiên không cách nào khác hơn là họ cần phải qui tụ (Sáp Tùng) đến ở chung cùng một chổ (Lâm Cư) ngày càng nhiều (Đại Tùng Lâm) – thường là cư ngụ trong rừng – cùng gắn kết với nhau để tu học bằng cách truyền tụng nhau những ý nghĩa thiết thực và ngắn gọn (liễu nghĩa) giáo pháp mà Đức Phật đã giảng… Lời chỉ dẫn của Đức Phật theo ngôn ngữ Ấn Độ là chữ सूत्र{phát âm là Sutra[đọc theo âm miền Bắc Ấn Độ(tiếng Sanscrit,/tiếng Bắc Phạn), phát âm là Sutta[đọc theo âm miền Nam Ấn Độ(tiếng Pali/tiếng Nam Phạn)]}. Và सूत्र có nghĩa là công thức (formula) hay phương thức, cách thức, phương pháp, giải pháp diệt Dukkha/Khổ đế (phiền não, trói buộc, níu kéo, bất tự do), mà sau này gọi là “Kinh” với nhiều sự thêu dệt huyễn hoặc xa rời tính khoa học mà Đức Phật đã từng giảng giải…
Đến đây chúng ta hãy thử đặt cây hỏi (tri kiến và tư duy lại) là nếu giáo pháp xưa kia mà Đức Phật thuyết giảng cầu kỳ, phức tạp như một rừng sách bày biện, một rừng văn từ thêu dệt huyễn nghĩa (bất liễu nghĩa) như hiện nay (biến tướng dần thành huyễn thuyết tôn giáo, học thuật siêu huyền, triết học trừu tượng, tâm lý học, xã hội học…), cho dù mọi người theo tu học ngày ấy có đầy đủ phương tiện hiện đại để giúp ghi nhận giáo pháp (giấy bút, máy ghi âm, băng ghi hình, phone, internet,…), có chỉ số IQ (thông minh) cao…liệu có giúp cho hơn 2400 tu sinh thời xưa tu thành Thánh Quả trong vòng 49 năm được hay không? hay phải mãi quanh quẫn “ngâm cứu” suốt 49 năm chất chồng những sai lệch, mù khơi không lối thoát, truyền lan và di chứng tận đến suốt nghìn năm?!…
3. Nhớ lại lời dạy xưa kia của Đức Phật nói về lá rừng trong tay, một hôm ngài hỏi các tu sinh rằng: “Nắm lá trong tay Như Lai nhiều hay ít so với lá rừng kia?”. Tất cả đều dễ dàng đáp ngay: Thưa Thế Tôn lá rừng kia nhiều hơn nhiều. Đức Phật tiếp: Cũng vậy, những điều mà Như Lai biết tựa lá rừng kia, điều mà Như Lai cần nói đến quý vị đều gói gọn tựa như lá trong tay Như Lai đã được chọn lọc từ lá rừng mông lung, chằng chịt kia. Nay dùng làm thuốc chữa phiền não diệt Dukkha, thảy đều nằm trong tầm tay chúng ta, điều Như Lai nói không gì khác hơn đó là Khổ và Diệt Khổ. Hãy chớ để bị lạc giữa rừng mê”.
cx
4. Để giúp mỗi người chúng ta dễ dàng nhận thức ra vấn đề, hãy đối chiếu lại (quán chiếu) qua thực nghiệm thực tế. Chúng ta hãy tưởng tượng cùng 5 nhóm người, đại diện cho 5 miền: Bắc, Trung, Nam, Mường, Dao (tương tự 5 giai cấp(Bà la môn, Sát đế lợi, Vệ xá, Thủ đà la, Ba ri la) của xã hội Ấn Độ thuở xa xưa). Họ cùng nhau vào sinh sống trong khu rừng rậm rạp một thời gian – một nơi hoàn toàn cách ly với mọi phương tiện hiện đại (không điện, không điện thoại, không internet, không giấy viết, không đường xá, không tương đồng ngôn ngữ). Rõ ràng trong hoàn cảnh đó, để có thể học hỏi và ghi nhận được lời truyền đạt của người đội trưởng của 5 nhóm (tượng trưng Đức Phật) chuyển lưu đến từng người về giải pháp (Pháp), và cùng trao đổi giúp nhau tìm cách thoát khỏi (Giải thoát) ra khu rừng dày đặc âm u che ám (Vô minh) này đặng mà tìm đường (Tầm Đạo) cùng nhau quay trở về (Qui y) nhà mình… thì không còn cách nào khác ngoài việc chính tự mỗi người cần phải tự thường xuyên nhẩm lại, tự nói lại (tụng đọc lại) những thông tin đã được học (đã nghe), đó là cách học bài (tu học giáo pháp) đối với nhóm người có bộ nhớ và tư duy hạn chế. Hoặc tìm cách đối chiếu một cách trực quan phản ảnh tính tương đồng cùng với những cảnh vật bên ngoài (ngoại chư pháp) để mà ghi nhớ (trực quan sinh động), ghi nhận (nghiệm lại) và giúp mở rộng thêm vấn đề thiết thực cần kiến giải – cách tu học đối với nhóm người có bộ nhớ và tư duy tốt – một cách gói gọn tổng hoà (Chánh niệm tánh cảnh) và phối hợp cùng tập thể (Tăng già) luôn sát cánh cùng nhau hội kiến (kiến hòa đồng giải) để giúp tránh bị hiểu nhầm vấn đề hoặc cùng sáp tùng gắn kết lại với nhau nếu muốn tiến bộ và không để bị lạc đường!…
Hãy cùng nhau đối chiếu lại vấn đề một cách xác thực (Chánh tri kiến và tư duy), mỗi chúng ta đều nhận thấy (đồng sáng tỏ) thật rõ ràng là không khác gì giải pháp mà người xưa – giáo đoàn Thích Ca ngày ấy – đã từng thực thi đúng không? Và thêm một ghi vấn thiết thực nữa là nếu giải pháp (pháp) đưa ra của người đội trưởng của 5 nhóm không ngắn gọn, chuẩn xác (liễu nghĩa) và phù hợp với mọi đối tượng (trình độ, năng lực, ngôn từ), thì liệu cho đến bao giờ mới có thể giúp cho mọi người cùng nhận ra con đường (đạo) đặng mà thoát khỏi khu rừng ngày càng rậm rạp kia để sớm quay trở về nhà?
Cũng vậy, giáo pháp nguyên thủy xưa kia mà Đức Phật đã từng thuyết giảng chỉ gói gọn ở 3 ý Giới-Định-Huệ và đó chính là bản đồ chỉ cho muôn loài đúng theo đó (qui y) mà tự lực (y pháp bất qui nhân), để tìm đường đi (hành đạo) thoát khỏi khu rừng danh sắc ngày càng bành trướng rập rạp ràng buộc sự tự do của muôn loài (bát khổ):
⁃ Sanh khổ, lão khổ, bệnh khổ, tử khổ: sự sống không mãi còn
⁃ Cầu bất đắc khổ: ước vọng không thành tựu
⁃ Oán tăng hội khổ: luôn gặp những oan trái, hận thù chồng chất
⁃ Ái biệt ly khổ: không mãi được yêu thương
⁃ Ngũ ấm xí thạnh khổ: 5 ấm sắc thọ tưởng hành thức không được trong sạch
mà sự cản trở tự do thật sự như đã dẫn gây nên cái gọi là “Dukkha (Khổ)”. Thấu rõ chân lý, hành đạo theo chánh lý sẽ giúp cho người hành giả (hành động trong hiểu biết) tự mình giải thoát mình ra khỏi khu rừng mê danh sắc, xa lìa biển sanh tử, vòng xoáy luân hồi đeo bám bởi vô minh, đó tức là Diệt Khổ.
Hãy chớ để bị nhầm lẫn: Giới-Định-Huệ(Tuệ) là Văn-Loạn-Mê, Qui y tự tánh (Vô Tướng, Vô Vi) thành Qui y pháp tướng và hình sắc (Hữu Tướng, Hữu Vi), Tam bảo hằng tâm thành Tam bửu cột tâm, không khéo chính mình tự trói chặt mình vào rừng văn từ hảo huyền, huyễn hoặc, chạy đuổi theo pháp tướng hư vọng, tâm thức bị khống chế bởi hình sắc mê hoặc tạo nên hiệu ứng loạn tâm, mê kiến gây lây nhiễm đến khôn lường!….
Tất cả hệ lụy đều bởi mãi do tinh tấn hành trì nhặt lá rừng mê thay vì nắm lá trí huệ trong tầm tay mà Như Lai đã chỉ ngày ấy…. Một lần nữa hãy nhớ lại sự thành đạt thánh quả (liễu đạt) của hai vị Ưu Ba Ly và Huệ Năng ra để cùng nhau mà nhìn lại, soi quán lại thật đúng đắn, chuẩn xác giáo lý do Đức Phật truyền giảng thuở ban đầu – Phật học nguyên thủy – con đường giác ngộ thật là giản dị, thật là đại chúng và thật là thiết thực.
Ai đi đúng đường, người ấy tất sẽ tìm ra, nhà ta vốn không xa.
NIÊM HOA VI TIẾU
Con đường giác ngộ gió phây phây
Hoa nở thơm tho khắp lối đầy
Chánh giác rõ ràng tân vận hội
Chấp mê tiệt diệt hóa làn mây
Cổ thành vó ngựa mang kinh Phật
Ánh nguyệt xe bay chở sách Tây ( Tây Thiên )
Luận giải Bồ Đề không thấy chán
Nghìn năm bát ngát đóa sen này .
ThíchThích