Bát Nhã Tâm Kinh dịch nghĩa xúc tích và hiểu về tánh không trong Phật Học

| Nghe các bài đọc của trang tại Kênh Youtube & Radio trực tuyến |

Bát Nhã Tâm Kinh – hiểu nghĩa mới tụng niệm hiệu quả

Như lời tổ Huệ Năng đã nói: “Thấy, nghe, đọc, tụng là Tiểu thừa. Ngộ pháp hiểu nghĩa là Trung thừa. Y pháp tu hành là Đại thừa…”

Kinh Bát-nhã Ba-la-mật-đa là một trong những kinh được tụng nhiều nhất, để phát huy hết sự hữu tích của việc tụng niệm kinh, chúng ta cần phải hiểu ý nghĩa của lời kinh.  Người theo Phật chân chính không chỉ tụng ngoài khẩu mà quan trọng hơn là niệm ý nghĩa của lời kinh. Ghi nhớ rằng theo Phật là nhất định phải dùng trí tuệ để thấu hiểu, không thể đọc tụng theo một cách máy móc mà đạt được hiệu quả mong muốn.

Bát-nhã Ba-la-mật-đa Tâm Kinh Giải thích ý nghĩa ngắn gọn

Ý nghĩa tên của kinh: được hiểu nói về Tâm đạt đến sự hoàn hảo cùng cực hoặc cũng có thể dịch nghĩa tương đương là Kinh trọng tâm diễn luận đến bến bờ tận cùng của sự hoàn hảo xuyên suốt khắp tam giới.

Bát nhã (sa.prajñā, pi. pañña : Hoàn hảo, Xuyên suốt)

Ba-la-mật-đa (sa. pāramitā, pi. pāramī : Cùng cực, Tận cùng, Hoàn thành, Bờ bên kia)

Giải thích ý nghĩa từng câu trong kinh:

Quán-Tự-Tại Bồ-Tát hành thâm: Thường xuyên thực hành quán chiếu một cách tự tại ngày càng uyên thâm Tâm đại thừa trải rộng vô biên (Từ, Bi, Hỉ, Xả)

Bát-nhã Ba-la-mật-đa thời: Đồng thời trí xuyên suốt đến tận cùng

Chiếu kiến ngũ-uẩn giai không: để soi thấy Danh và Sắc đều Không trường tồn (Vô Thường) và Không có tự tánh (Vô Ngã)

Độ nhất thiết khổ ách: chính là con đường duy nhất thiết thực giúp thoát khổ nạn

Xá-Lợi-Tử (Quảng Trí): Hãy mở rộng Trí ra để nhận biết rằng

Sắc bất dị Không: Sắc (Đất, nước , gió, lửa. Hay là thân) không khác gì Danh (Thọ, tưởng, hành, thức. Hay là không sắc). Cũng có nghĩa rộng là không phải Thân đang xét đều cùng chung tính chất Không trường tồn (Vô Thường) và Không có tự tánh (Vô Ngã).

Không bất dị Sắc: Danh (Không sắc) chẳng khác gì Thân đang xét hoặc thân khác (Sắc) cũng đều là vô thường và vô ngã như nhau.

Ý nghĩa hai câu này xét theo những phạm trù sau thì:

1. Tổng quan:

Sắc tức thị Không: Sắc đúng không thể nhận biết bằng lục căn

Không tức thị Sắc: Không nhận biết bằng lục căn chính là sắc thực (chỉ nhận biết bằng tuệ giác)

2. Chúng sanh:

Sắc tức thị Không: Đất, nước, gió, lửa đúng là không trường tồn, không có tự tánh riêng

Không tức thị Sắc: Không trường tồn, Không có tự tánh (Không) đúng là nhận thấy được (Sắc).

Thọ,Tưởng,Hành,Thức diệc phục như thị: Thọ, Tường, Hành, Thức cũng đều như vậy

Xá-Lợi-Tử! (Quảng Trí):Hãy mở rộng Trí ra để nhận biết rằng

Thị chư pháp không tướng, bất sinh , bất diệt, bất cấu , bất tịnh, bất tăng , bất giảm: để nhận định rõ mọi sự vật hiện tượng đều không cố định (không tướng, do nhân duyên hình thành), không tự sinh, không tự diệt, không dơ, không sạch, không tăng, không giảm

Thị cố không trung vô sắc, vô thọ, tưởng, hành, thức: Cố gắng nhận rõ ra Tính Không để không bị vướng vào Sắc, Không bị vướng vào Danh (Thọ, tưởng, hành, thức)

 Vô nhãn, nhĩ , tỷ, thiệt, thân, ý: không chấp vào lục căn

 Vô sắc ,thanh, hương, vị, xúc, pháp: không chấp vào Lục thức

 Vô nhãn giới: Không vướng vào sự thấy trong tam giới (Dục, sắc, vô sắc)

Nãi chí vô ý thức giới: cho đến không vướng chấp ý vào tam giới

Vô Vô-minh diệc , vô Vô minh tận, nãi chí vô lão tử, diệc vô lão tử tận: Cũng vậy không còn không sáng suốt, chấm dứt vô minh (mê muội) cho đến không còn già chết nữa, tức chấm dứt sự già chết.

 Vô Khổ, Tập, Diệt, Đạo: không còn phải Khổ, không còn những yếu tố gây khổ – Tập đeo bám nữa, không còn phải lo Diệt khổ nữa, không còn phải tu Bát Chánh Đạo nữa

vô Trí diệc vô Đắc, dĩ vô sở đắc cố: không còn vướng vào suy nghĩ (trí) nữa, không còn đắc thành, không còn phải bám vào sự đắc thành nữa

Bồ-đề-tát-đỏa y Bát-nhã Ba-la-mật–đa cố: cố Phát Tâm Bồ Tát tỏa sáng cùng với Trí Bát Nhã đúng đắn đến cùng cực

tâm vô quái ngại: tâm không còn vướng mắc vào mọi chướng ngại nữa

vô quái ngại cố: không phải cố gắng để vượt chướng ngại nữa

vô sở hữu khủng-bố: tâm không còn bị rối loạn nữa

viễn ly điên đảo mộng-tưởng, cứu cánh Niết-Bàn: vĩnh viễn cắt đứt điên đảo mộng – tưởng, đó là cứu cánh Niết bàn

Tam thế chư Phật: mọi sự tu tập để đạt Giác Ngộ (chư Phật) trong tam giới (tam thế giới)

y Bát-nhã Ba-la-mật-đa cố: Cần cố gắng hành trì đúng đắn hoàn hảo đến cùng cực

đắc A-nậu-đa-la Tam-miệu Tam bồ-đề: đạt đến thành tựu được tuệ giác viên mãn

Cố tri Bát-nhã Ba-la-mật-đa: Cố gắng thấu quán tính Bát Nhã đến cùng cực

thị đại thần chú: bằng cách tập trung (chú) tinh thần rộng khắp

thị đại minh chú: tập trung tỏa sáng Tâm Bồ Đề rộng khắp

thị vô thượng chú: nhận thức đúng không còn chấp vào sự tối cao

thị vô đẳng đẳng chú: tập trung một cách đúng đắn không chấp bình đẳng đó là bình đẳng

năng trừ nhất thiết khổ, chân thật bất hư: phát công năng giúp chúng sanh tiêu trừ mọi khổ nạn, đó chính là lẽ thật không hoại

Cố thuyết Bát-nhã Ba-la-mật-đa chú: cố gắng thuyết giảng Tính Không đến tận cùng

Tức thuyết chú viết:  Nghĩa là

Yết-đế, yết-đế, Ba-la yết-đế. Ba-la-tăng yết-đế Bồ-đề tát-bà-ha: Vượt qua, vượt qua, vượt qua đến bờ bên kia, vượt qua hoàn toàn, Tuệ giác thành tựu

Giảng nghĩa sâu ý kinh Bát-nhã Ba-la-mật-đa

Điều kỳ diệu luôn đến với mọi người khi đã tu chỉnh đạt thành tựu hợp nhất Trí-Tâm một cách đúng đắn…chìa khoá giúp Tuệ giác (trí giác xuyên suốt mọi chướng ngại) được khai mở…nhận ra đúng bản chất của sự vật và hiện tượng (vạn pháp)…tận cùng của sự hoàn hảo (Bát-nhã Ba-la-mật-đa)

      Cuối cùng để đạt đến tận cùng là Sự Giác Ngộ (Trí Siêu việt và Tâm Đại thừa thấu quán đến cùng cực  = PHẬT) ở đây không còn nói về con người nữa mà là sự giác ngộ (vì qua khỏi cõi vô sắc giới là đã không còn hình tướng) lên đến cõi này là sự giác ngộ, sự hòa đồng, tâm trí tỏa sáng đến cùng cực.

      Muốn thành tựu được sự giác ngộ thì phải thấy được thật tướng của tất cả các pháp là vô tướng – Thị kiến chư pháp vô tướng (PHÁP)

      Muốn thấy được chư pháp vô tướng thì chúng ta phải làm sao cố gắng hành trì tinh tấn vượt bậc tất cả tới bờ bên kia để cho trí và tâm chúng ta tỏa khắp nhưng không chấp vào sự tỏa khắp đó – Trí Bát Nhã và Tâm Bồ Đề ba la mật đa (TĂNG)

      PHẬT – PHÁP – TĂNG  chính là ba khái niệm cần bảo lưu một cách đúng đắn (Chánh Tam Bảo) trong tâm thức kết nối cùng trí quán sát của hành giả (người tu tập tìm đường giải thoát), thị ứng tuỳ theo căn duyên khởi tướng, tức là quán sao thấy vậy (quán người thấy người, quán vật thấy vật, quán thần thông thấy thần thông,…). Việc tu tập đúng chánh pháp đó là cần cố gắng quán Trí Bát nhã Tâm Bồ tát Ba-la-mật-đa xuyên suốt vạn pháp để thấy được Tính Không. Tu tập công phu đến mức độ cao cần phải hiểu đúng (Chánh Tri Kiến) ngữ nghĩa (Chánh Ngữ) như trên để không bị sai đường lạc lối một cách đáng tiếc, rẽ lối sang sát na ái dục, chịu cuốn theo “danh, sắc giai không”, dẫn đến thủ hữu ngã, pháp vô tướng… đành phải chịu lặn chìm mãi trong biển sinh tử vô lượng kiếp…(tựa như mù vừa thấy được cho màu đen luôn là màu đúng của mình, cho đến khi bị té đau mới lần hồi thức tỉnh).

      “Yết đế, yết đế, ba la tăng yết đế, bồ đề tát bà ha”

     Chữ Tăng: có nghĩa là phải tăng trưởng tư duy mình lên, tăng trưởng tâm mình lên để dần tiến tới sự hoàn hảo (Trí Bát-nhã và Tâm Bồ-đề Ba-la-mật-đa).

“Quán tự tại bát nhã ba la mật đa thời”. Đa thời là luôn luôn tăng trưởng công phu (sự tinh tấn) đến mức hoàn hảo xuyên suốt tận tới bờ bên kia, đến cực cùng (Ba-la-mật-đa) hiểu biết về những diễn biến của mọi sự vật hiện tượng trong ta, quanh ta lẫn ngoài ta…, cuối cùng ta sẽ nhận ra đúng thực vạn pháp đều là vô tướng, do đó tâm sẽ không còn bị vướng mắc vào chấp pháp và chấp ngã nữa. Đó chính là Tính Không của ta – tức tự tánh của vạn pháp.

Chư pháp hiện tướng là bởi do sáu căn, và ngũ uẩn của mình còn bị vướng kẹt (bất thanh tịnh, thủ ái dục, chấp trước ngã, pháp) Muốn thấy được chư pháp vô tướng thì phải cố gắng tăng trưởng trí và tâm mình đến mức cùng cực, để mình quán sát lấy nó.

Thấy pháp còn tướng là sáu căn của mình chưa sạch (bất thanh tịnh), ngũ uẩn của mình chưa ổn (thủ ái dục), quán xét truy vấn để chỉnh sửa cho đến khi nào sáu căn chúng ta trong sạch và Thân-Tâm mình bình ổn, thì sẽ dần tự tại soi thấy ngũ uẩn giai không, rồi sẽ thấy được các pháp là vô tướng. Đó là do sự hạn chế của sáu căn trần tục nhận thông tin phản chiếu qua lăng kính của lục trần lừa mình, cũng từ sự thủ kiến mà ra, từ quá khứ do mình chấp vào nó, nên sở hữu cái không thật, tức là sáu căn lừa mình khiến cho mình cứ luẩn quẩn hoài, ôm lấy hoài danh sắc vô thực mà cho nó là thật, nên nó luôn hiện hữu trong ta phát sanh ra nhiều hành vi giả hợp….

Muốn thấy được chư pháp vô tướng này thì phải cố gắng để nhận thấy rằng, “chiếu kiến ngũ uẩn giai không (danh sắc không có, nó cũng là sự vật hiện tượng là Pháp), Lục căn, lục trần cũng giai không.

Phật dạy: Muốn thành tựu giác ngộ tất cả phải nhớ nắm lấy bảo lưu tận tâm khảm của mình ba yếu lĩnh (Tam Bảo) này một cách tường minh, đó là :

1. Sự Giác Ngộ (Vô Thượng Vô Đẳng Đẳng Giác) ( PHẬT)
2
. Thị kiến chư Pháp Vô Tướng ( PHÁP)
3
. Trí Bát Nhã &Tâm Bồ đề ba la mật đa (TĂNG)

Phật – Pháp – Tăng hàm chứa rất nhiều nghĩa xuất phát từ tri kiến và tư duy tu học dần đến tuệ giác quán thấu, chứ không chỉ đơn giản như mọi người từng nhầm tưởng…chính vậy cuối thế kỷ thứ 6 lục tổ Huệ Năng đã dẫn giải Tam Bảo Chánh-Giác-Tịnh thay cho Phật-Pháp-Tăng.

Để thấy được là ngũ uẩn giai không, lục thức, lục trần, lục căn cũng đều giai không thi phải quán tự tại

Muốn tự tại được chúng ta Phải định tâm được

Nghĩa là, trong mọi trường hợp, mọi hoàn cảnh : đi, đứng, nằm, ngồi đều quán được liền mà không bị dấy khởi bởi thông tin nầy nọ của ngày hôm qua, hôm kia, sắp tới mình cần phải làm cái gì…, quán được một lúc nữa thì xuất hiện thông tin dấy lên là đang thèm cái gì, muốn cái chi chi…, đan xen nhớ chuyện hôm qua hôm kia, hôm nọ, tưởng tưởng đủ thứ chuyện sắp tới..? Cho nên Thân-Tâm mình rõ ràng không tự do dừng lại (định) tại một thời điểm theo mong muốn, đó chính là sự bất tự tại. Muốn thành tựu tự tại, tức là ta cần phải tìm cách (giải pháp) để chỉnh sửa (tu chỉnh) lại Thân-Tâm mình thoát khỏi sự vướng kẹt bởi thông tin thu nhận gây nhiễu loạn (thọ tưởng) nữa, cần tập luyện chỉnh sửa (tu tập) để định tâm được. Khi định tâm được thì ta sẽ không còn vướng những chướng ngại linh tinh trong đời sống ô trược nữa.

Muốn định tâm được thì Thân, Thụ, Tâm, Pháp phải được hài hòa, Tâm hiện đang nhốt trong Thân, và mọi vận hành của thân chưa hài hòa được sẽ không định được và không tự tại được. Phải đối chiếu pháp ngược về xem lại bát chánh đạo.

 Muốn thân thụ tâm pháp hài hòa thì phải làm sao?

Đáp: Hiện tại Thân ta đang bị vướng vào đời sống (Mạng), vào hành động (Nghiệp) của mình.

Đời sống của mình xem lại chánh mạng đã đúng chưa, chánh mạng chưa đúng thì không bao giờ niệm được, muốn biết chánh mạng đúng chưa hãy lấy Ngũ Giới – Bát Hòa ra để đối chiếu.

Hành động xem lại chánh nghiệp chúng ta lấy Thập Thiện Nghiệp hay Thập Nhị Thái Hòa ra để đối chiếu, hoàn thành được những chánh mạng chánh nghiệp rồi nó không còn năng lượng rối, năng lượng trược, hoàn toàn tách được năng lượng đen đó mình mới cố gắng tinh tấn cho nó ngày càng sạch sẽ hơn, tinh là tinh khiết, tấn là tiến lên, khi đã tinh tấn sạch sẽ rồi, thì thân thụ tâm pháp chắc chắn sẽ vững. 

Nếu Thân Thụ Tâm Pháp chưa vững thì hãy cố rà soát xem lại cách sống của mình đúng chưa (Chánh Mạng)?, hành động của mình với chính mình và với cuộc sống này có chắc là đúng không (Chánh Nghiệp)? , hãy đối chiếu lại bài học Bát Hoà và Thập Nhị Thái Hoà để mà xem xét lại, nếu ta thực hiện chưa đúng, tức chưa thể nào khai trừ hết năng lượng đen (chướng nghiệp) ra khỏi Thân-Tâm của mình được, thì tất nhiên Thân, Thụ, Tâm, Pháp mình cũng sẽ không thể nào vững vàng được.

Còn cho là đúng nhưng vẫn còn tàn nghiệp, chướng nghiệp, nó cũng làm trục trặc ảnh hưởng tới mình. Một thử nghiệm đơn giản là khi anh/chị chuyển động đôi tay mình tạo nên các thức hài hoà trong bài tập khó khăn là ở chổ đó, vì bên trong mình hãy còn rối nên chưa chưa thể hoà hợp dễ dàng Thân-Khẩu-Ý so với khi ta đã tinh tấn tập luyện để chỉnh sửa (tinh tấn tu tập) thành công thuần ý (không còn tạp nhiểu Tham, Sân, Si) và tâm mình tròn sáng (rộng mở, từ hoà, sáng suốt) thì tất nhiên mọi hành vi của Thân-Khẩu-Ý của ta cũng sẽ là hoàn chỉnh kéo theo (Hiệu ứng sinh học tương tác sóng-hạt đồng pha). Lúc đôi bàn tay mình chuyển động sẽ thật là nhẹ nhàng, chính xác đồng pha cùng âm thanh phát ra Ô, A tròn đầy, đồng pha cùng ý dẫn cảm giác lúc này trong ta vô cùng an ổn, hạnh phúc vô cùng, thân ta, tâm ta như đang hoà mình trong vũ trụ tinh khiết của tình yêu thương vô bờ bến…

Nếu những hành vi (nghiệp) của mình, cụ thể trong hiện tại chính là nghề nghiệp mình, nếu làm đã thực hiện đúng như giáo pháp Thập Thiện, lúc thực hành chúng ta vẫn chưa hoà hợp được trạng thái Thân-Khẩu-Ý như đã dẫn, tức thị trong ta hãy còn chưa sạch Năng lượng đen (chướng nghiệp) tàn ẩn. Nếu vậy hãy cố gắng quét trừ nó ra bằng những hành động tốt đẹp của mình (Thiện Nghiệp) càng tinh tấn hơn nữa cùng với đời sống hàng ngày quanh ta, nhằm để nó đối trị và loại trừ sạch hết chướng nghiệp còn tàn ẩn bên trong nội thức mình, đó là giải pháp duy nhất!.

Nếu chưa đủ sức mình tự hoá giải được, thì ta nên dùng kết nối cùng tập thể (tạo nên hiệu ứng đám đông). Đối chiếu lời dạy của Đức Phật : “Nên dùng sức đồng thể đại bi, lòng từ vô duyên để đối xử với mọi người và sự việc, tâm lượng rỗng rang có thể dung nạp được tất cả chúng sanh, mới có thể diệt ác, đếm hơi thở quán tâm có thể đạt được giải thoát”.

Chúng ta cần phải siêng năng luyện tập tư duy truy vấn ngược về nguồn chánh pháp đã học, còn pháp thuộc làu làu mà chưa biết vận hành đi ngược lại, đặt vấn đề tại sao phải vậy, có giải pháp nào hay hơn nữa hay không…thì khó mà đạt thông thạo tường minh. Ngày xưa, lúc nhập định Đức Phật cũng vậy, ngài tri kiến và tư duy cho việc giải thoát bằng cách đặt vấn đề truy vấn ngược để tìm ra bản chất của vạn pháp biến chuyển theo nhân duyên mà thành, sau đó thì ngài mới đúc kết lại vấn đề thiết thực (pháp như lai không có gì khác hơn là nói về khổ và cách diệt khổ, nếu chúng sanh thấy được lẽ thật này thì Như Lai không thuyết pháp), Đức Phật đã tinh lọc lại những cốt lõi thiết thực để giảng giải sao cho mọi người, mọi giới cùng hiểu, cùng nhận ra (…Lá trong rừng kia nhiều vô số kể, điều thiết thực mà Như Lai cần nói cho mọi người ví như lá trong nắm tay này…).

   Tóm lại: Muốn thành tựu được mọi việc một cách tự tại, thì điều thiết thực đó là chúng ta phải định được tâm mình. Tâm không định, bất ổn, do những cảm thụ (sắc, thanh, hương, vị ,xúc, pháp) của mình chưa ổn (tưởng, thức xáo trộn), do thân mình chưa ổn, còn bám víu, còn bị lôi cuốn bởi sự vật hiện tượng bên trong lẫn bên ngoài (chấp thủ nội pháp và ngoại pháp). Thân-Thụ-Tâm-Pháp chưa đồng hoà (bất an trụ).

Thân-Thụ-Tâm-Pháp không ổn định là do đời sống của mình chưa đúng (bất chánh mạng), do hành động của mình với đời sống chưa đúng (bất chánh nghiệp), muốn biết sao là đúng/sai (có nhiều người không biết mình đúng/sai) thì phải dùng tri kiến và tư duy mình cố gắng đối chiếu và quán xét chánh pháp đã được học, chứ không còn cách nào khác để thay thế cho sự lười biếng, mê muội, vọng tưởng điên rồ…Người thiếu tri kiến và tư duy thì nói hoài cũng vậy thôi, khó thể nào tu tập cho thành tựu được.

Thấy được chân lý rồi thì hãy cố gắng tinh tấn trau dồi Thân-Thụ-Tâm-Pháp mình càng ngày càng sạch sẽ hết, không còn bị vướng bởi những tác động từ bên ngoài, không còn vướng bên trong, trạch vấn nội/ ngoại pháp (trong thất giác chi có nói) chúng ta phải trạch vấn chúng ta, phải truy vấn đặt dấu hỏi với mình đúng chưa, đối chiếu ra ngoại pháp và nội pháp để mà dò tim cho cặn kẻ.

Đúng sạch sẽ (thanh tịnh) rồi, thì Thân-Tâm mình không còn bị năng lượng xung quanh tác động ngược pha nữa và khi năng lượng đen không còn thì lúc đó Thân-Thụ-Tâm-Pháp chắc chắn sẽ đạt hài hòa. Rồi từ từ tiến dần thành chánh định mà không phải sợ bị dính mắc vào các chướng ngại (Ngũ triền cái) do sự hấp tấp (si pháp), miễn cưỡng tìm mọi cách ép định một cách máy móc (đếm hơi thở cưỡng ép tâm, trí rỗng = vô thức tự kỷ) theo truyền thống mà chẳng hiểu rõ sự hoàn thành chánh niệm trước khi tiến tới sự định tâm một cách tự tại (Chánh Định) với mọi lúc, mọi nơi trong từng hành động của mình hằng ngày qua sự thực hành chánh niệm, mà không cần phải tìm mọi cách cưỡng chế trí, tâm mình một cách vô thức sẽ gây nên những hiệu ứng thứ cấp: trầm uất, khởi sân, điên đảo vọng tưởng, loạn thức,…Hãy tránh phải trả giá cho sự sai lầm đáng tiếc này! Chúng ta cần lưu ý.

Sau khi đã hoàn thành Chánh Định được rồi, thì Thân-Tâm ta mới thật sự thành tự tại. Quán tự tại Bồ-Tát hành thâm Bát-nhã Ba-la-mật-đa thời Chiếu kiến ngũ-uẩn giai không tìm thấy Tánh Không. Hãy tinh tấn từng bước đi, chánh pháp phật học nguyên thuỷ rất rõ ràng không đâu mà trật được. Chỉ có hạng người mê muội (biên, thủ, nghi, mạn, tà kiến) mới không thấy được mà thôi…

Bạn nghĩ gì về bài viết này?

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Twitter picture

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Twitter Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s

%d người thích bài này: