P3 Luận Về Niệm Hương, Hoa Đăng Và Thọ Trì Trai Giới – Thiếu Thất Lục Môn Yếu Chỉ

Thiếu Thất Lục Môn Yếu Chỉ là một trong những bộ kinh quan trọng nhất của Phật Học, ghi chép lời giảng dạy của Đạt Ma Sư Tổ. Sau đây PHNT sẽ trích dẫn những nội dung cần lưu ý trong thời Mạt Pháp ngày nay, được dịch sang tiếng Việt và biên tập liễu nghĩa. Điều này sẽ giúp độc giả Việt dễ nắm bắt, không bị sa lầy vào Hán từ, vào những lý giải rắc rối, huyễn hoặc về bộ kinh này.

THIẾU THẤT LỤC MÔN YẾU CHỈ

Chương II: Đệ Nhị Môn Phá Tướng Luận

(Luận về việc dẹp bỏ những cái hình tướng bên ngoài để trở về bản tâm)

Giảng luận: Bồ Đề Đạt Ma

Dịch giả: Nguyễn Minh Tiến

Biên tập: Phathocnguyenthuy.com

— Phần 3 —

4/- Luận về Niệm Hương:

Khi nói đến đốt hương, cũng chẳng phải là nói về thứ hương còn hình tướng của thế gian. Đó là đang nói về hương chánh pháp vô vi, khi xông lên thì các nghiệp xấu ác, vô minh đều tiêu hết.

Hương chánh pháp có năm loại:

Một là hương giới, có thể làm dứt các điều ác, tu các điều thiện.

Hai là hương định, tin tưởng kiên định pháp Đại thừa, lòng không thối chuyển.

Ba là hương huệ: lúc nào cũng thường tự mình quán xét thân tâm.

Bốn là hương giải thoát: có thể dứt trừ hết thảy sự trói buộc của mê mờ, tăm tối.

Năm là hương giải thoát tri kiến: thường quán chiếu sáng suốt, thấu đạt tất cả không ngăn ngại.

Năm thứ hương như vậy là cao quý hơn hết, thế gian không có gì so sánh được.

Chúng sanh ngày nay không hiểu rõ ý nghĩa chân thật của tự tánh, chỉ dùng thứ lửa bên ngoài để đốt loại hương của thế tục, chỉ xông loại hương vật chất hạn hẹp kia mà mong cầu được phước báo, thì sao có thể đạt được?

5/- Luận về Niệm Hoa, Đăng:

Việc rải hoa lại cũng mang ý nghĩa như vậy. Đó là lấy việc thảo luận, giảng giải chánh pháp như một loại hoa đức hạnh, cốt để mang lại nhiều lợi ích cho các loài hữu tình, để hết thẩy đều thấm nhuần chánh pháp, tự nơi tánh chân như mà trang nghiêm ở khắp mọi nơi. Loại hoa đức hạnh ấy chính là chỗ cứu cánh thường tồn, chẳng bao giờ héo úa rơi rụng. Người rải loại hoa ấy sẽ được phước báo không đo đếm hết. Nếu hiểu rõ ý nghĩa đó, sao có thể nói rằng Như Lai dạy chúng sanh rải hoa bằng cách hái cắt hoa lá, làm thương tổn cỏ cây…có phải vậy không?

Vì sao lại nói như vậy? Vì người đã giữ tịnh giới thì đối với muôn loài trong trời đất đều không làm thương tổn. Nếu vô tình làm tổn hại cũng đã mang tội lớn, huống chi là cố tình phạm tịnh giới, làm hại vật để cầu phước cho chính mình. Đó là muốn được lợi mà thành ra nhận lấy hại, lẽ nào cứ thứ tiếp tục?

Trường minh đăng giả, tức chánh giác tâm dã. Giác chi minh liễu, dụ chi vi đăng. Thị cố nhất thiết cầu giải thoát giả, thân vi đăng đài, tâm vi đăng chú, tăng chư giới hạnh, dĩ vi thiêm du. Trí huệ minh đạt, dụ như đăng hoả thường chiếu. Như thị chân chánh giác đăng, nhi chiếu nhất thiết vô minh si ám. Năng dĩ thử pháp luân, thứ đệ tương khai thị, tức thị nhất đăng nhiên bá thiên đăng, đăng đăng vô tận, cố hiệu trường minh. Ngu si chúng sanh bất hội Như Lai phương tiện chi thuyết, chuyên hành hư vọng, chấp trước hữu vi, toại nhiên thế gian tô du chi đăng, dĩ chiếu không thất, nãi xưng y giáo, khởi bất mậu hồ?

Còn nói việc thắp đèn sáng mãi không tắt, đó là nói đến tâm luôn tỉnh thức chân chánh. Tâm tỉnh thức thì sáng suốt rõ biết, nên ví đó như ngọn đèn. Vì thế nên tất cả những người cầu đạo giải thoát hãy đều lấy thân mình làm đèn, lấy tâm làm bấc, lấy giới hạnh làm dầu thắp. Trí huệ sáng suốt ví như ngọn đèn luôn mãi toả sáng (thường chiếu). Đó chính là ngọn đèn chánh giác, soi chiếu hết thảy si mê tăm tối.

Như có thể dùng pháp trí tuệ đó để lần lượt khơi mở cho nhiều người, đó tức là một ngọn đèn mồi ra cho trăm ngàn ngọn đèn, tiếp nối không cùng tận cho nên gọi là sáng mãi.

Chúng sanh si mê thiếu hiểu biết, không hiểu lời dạy dùng phương tiện so sánh của Như Lai, thay vào đó chỉ làm toàn những việc sai lầm, đắm chấp các pháp hữu vi hình tướng, thắp ngọn đèn dầu của thế gian mà muốn soi sáng ý nghĩa của Không,rồi lại nói đó là y lời Phật dạy, chẳng phải là lầm lạc đó sao?

6/- Luận về Thọ trì trai giới:

Hựu trì trai giả, đương tu hội ý. Bất đạt tư lý, đồ nhĩ hư công. Trai giả tề dã. Sở vị tề chánh thân tâm, bất linh tán loạn. Trì giả hộ dã, sở vị ư chư giới hạnh, như pháp hộ trì, tất tu ngoại cấm lục tình, nội chế tam độc, ân cần giác sát thanh tịnh thân tâm, liễu như thị nghĩa, danh vi trì trai.

Lại nói về việc thọ trì trai giới, cần phải hiểu rõ ý nghĩa ấy. Nếu không hiểu được lẽ ấy, chỉ nhọc công vô ích. Trai giới tức là làm cho ngay thẳng, nghĩa là làm cho thân tâm ngay thẳng, chân chánh, không để cho tán loạn. Thọ trì tức là gìn giữ, nghĩa là gìn giữ các giới hạnh, theo đúng Pháp mà gìn giữ thọ trì. Tức là bên ngoài ngăn chặn sáu tình, bên trong chế ngự ba độc, chuyên cần tỉnh thức quán xét làm cho thân tâm đều thanh tịnh. Hiểu được nghĩa lý như vậy, chính là thọ trì trai giới.

*齋(Trai) : (Đ) Giữ trong sạch, ngăn tham dục

Lại nói về thức ăn, nên biết rằng có 5 loại thức ăn:

⁃ Một là loại thức ăn làm bằng niềm vui chánh pháp, nghĩa là giữ theo đúng như chánh pháp, vui vẻ mà làm theo.

⁃ Hai là loại thức ăn làm bằng niềm vui của thiền định, nghĩa là trong ngoài lắng sạch, thân tâm an lạc.

⁃ Ba là loại thức ăn làm bằng niệm tưởng, nghĩa là thường nghĩ tưởng về giác ngộ, trong tâm tưởng và ngoài khẩu niệm đều tương hợp với nhau.

⁃ Bốn là loại thức ăn làm bằng tâm nguyện, nghĩa là trong lúc đi, đứng, nằm, ngồi đều tâm nguyện về những điều lành.

⁃ Năm là loại thức ăn làm bằng sự hướng nguyện giải thoát, nghĩa là trong tâm thường thanh tịnh, chẳng để bụi trần làm ô nhiễm.

Thường ăn 5 loại thức ăn trên, mới thật gọi là “trì trai giới” (hay thường gọi là ăn chay).

Nếu như có người không ăn 5 loại thức ăn thanh sạch trên mà tự xưng là ăn chay trì trai, thật không có lý như vậy. Chỉ “ăn” toàn loại thức ăn si mê tăm tối, lấy đó làm hiểu biết, như vậy gọi là hủy phá việc ăn chay trì trai giới.

Đã là hủy phá, làm sao lại được phước? Thế gian có những người u mê không rõ được lẽ ấy, buông thả thân tâm chạy theo các việc ác, ham muốn năm thứ lôi kéo, chẳng biết thấy hổ thẹn. Chỉ bỏ được các món ăn bên ngoài mà tự cho là mình luôn ăn chay trì trai, rõ thật là vô lý.

Phần 4: P4 Luận Về Tắm Gội, Luận Kết – Thiếu Thất Lục Môn

Đọc thêm các phần khác:

P1 Luận về Pháp Tu – Thiếu Thất Lục Môn Yếu Chỉ của Bồ đề Đạt Ma

P2 Luận về Xây Chùa, Đúc Tượng, Lễ Lạy – Thiếu Thất Lục Môn Yếu Chỉ

Tham gia bình luận

1 bình luận

Bạn nghĩ gì về bài viết này?

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s

%d người thích bài này: