Đạo Phật ngày nay: lời cảnh tỉnh từ những vị sư chánh trực

       3(42).pngPhật Pháp đến ngày nay càng tệ hại suy vi, cuồn cuộn chẳng biết bao nhiêu là sóng gió. Trước kia Tăng Ni trong toàn quốc còn có tám trăm ngàn người. Năm ngoái chỉ còn có hơn bảy chục ngàn người. Mười người chín kẻ hoàn tục! Đây tức là không có tâm trường viễn, không có tâm kiên cố. Gặp lửa dữ đốt tới thì chân đứng không vững liền. Nếu là đệ tử Phật thứ thiệt thì phải lập chí son sắt, cứng rắn. Trước hết học oai nghi, giữ đúng quy củ, để khỏi sợ người khác phê bình đầu óc mê muội. Rồi dốc lòng tôn kính phụng sự đạo lý và giới luật của Phật; bởi do nhiều kiếp trồng căn lành, nên kiếp này mới đặng vào cửa Phật, vậy thì cần gắng sức cầu đạo trừ bỏ thói hư, chẳng vào chốn danh lợi, chẳng làm tôi mọi cho bậc quyền thế. Trừ bỏ những thói xấu trong tâm mình từng chút từng chút một. Được vậy tức là người đại tu hành, sẽ vào được lý thể. Đó là vì tâm kiên cố trải qua lâu dài chẳng biến; tâm bình thường đối động tĩnh luôn nhất như. “Nho sĩ là tội nhân của Khổng Tử; Tăng sĩ là tội nhân của Phật.” Ngài còn nhấn mạnh: “Kẻ hủy diệt Phật Pháp chính là giáo đồ của Phật Giáo, chứ không phải các giáo phái khác. Kẻ làm cho Lục Quốc diệt vong chính là Lục Quốc, chứ không phải nhà Tần. Kẻ làm suy sụp nhà Tần chính là nhà Tần, chứ không phải Lục Quốc vậy”

 3(43).pngGiáo lý của Đức Phật đích thật là một phép tu tập giúp tẩy sạch những thứ “ô nhiễm” thường mượn các cửa ngõ của thân xác, ngôn từ và tư duy để thâm nhập vào tâm trí và làm cho nó bị u mê. Phép tu tập đó không cần đến kinh điển hay các tập sách chỉ dẫn, cũng không cần đến nghi lễ hay bất cứ thứ gì từ bên ngoài, kể cả thần thánh và các vị thiên nhân trên trời, mà nhất thiết chỉ cần trực tiếp tập trung và canh chừng những gì phát sinh từ thân xác, ngôn từ và tư duy…Phải ý thức được là sự tu tập Phật Giáo tự nó cũng có thể biến thành dị đoan nếu nó kết hợp với những thứ hiểu biết lệch lạc và với sự ước mong đạt được một sức mạnh thần bí. Thật vậy những thứ lặt vặt như thế vẫn thường thu hút được phần đông chúng ta, khiến cho chúng ta cũng cứ muốn thử xem ra sao, thí dụ như những bài hát mang tính cách nghi lễ, các hành động (có tính cách bày vẽ và ngoạn mục) để được mọi người khen ngợi, và vô số các thứ khác nữa đại loại như thế… Nếu nghi lễ được tổ chức bằng cách dâng cơm và bánh ngọt trước ảnh tượng của Đức Phật và nghĩ rằng “hương linh” của Đức Phật sẽ thụ hưởng những thứ ấy, thì chắc chắn một trăm phần trăm là tác động mang lại sẽ trái ngược hẳn với những gì mà mình mong đợi (thay vì phải phát huy trí tuệ thì đấy chỉ là cách làm gia tăng thêm tình trạng vô minh, mê tín và dị đoan của mình). Thái độ đó đi ngược lại với mục tiêu đích thực, thế nhưng lại rất phổ biến trong các giới Phật Giáo, thật quả đấy là những gì hết sức là phi lý. Chính vì thế mà sự tu tập nguyên thủy thật đẹp và đúng đắn đã bị một số người vì vô minh đã làm cho nó bị ô nhiễm. Tóm lại thì đấy là những gì gọi là dị đoan.

Screen Shot 2017-12-14 at 17.11.09.jpgChúng ta đều sanh nhằm thời Mạt Pháp. Gọi là “mạt pháp” tức là giáo pháp đã đến thời kì cuối, sắp đến lúc diệt vong, và cũng là lúc mà “Ma mạnh Pháp yếu”, “Tà thắng Chánh suy”. Cho nên tà thuyết đầy rẫy. Những tà thuyết này thoạt nghe thì cảm thấy rất hữu lý, nhưng nếu làm theo thì có thể dẫn đến cảnh vong quốc diệt chủng, khiến nhân loại bị tận diệt.

Hôm nay tôi nêu vấn đề này ra, mặc cho bè lũ yêu ma quỷ quái không thích nghe, tôi vẫn cứ nói. Đây là thời kỳ của đại tai kiếp, đại nguy hiểm, “Tạo chùa không bằng tạo người, tạo người không bằng tạo Phật. Tôi muốn làm một người thợ đúc “tượng”. Tôi muốn đúc nên những vị phật sống, những vị Bồ Tát sống, những vị tổ sư sống. Tôi còn muốn làm cho những chúng sanh trên thế giới này đều biến thành những vị Phật sống, những vị Bồ Tát sống, những vị Tổ sư sống luôn nữa! Rõ ràng đó không phải là những ngôi chùa lớn, mà là miếu thờ Thổ Địa, miếu thờ Thành Hoàng, miếu thờ của gia tộc. Khi những người ở chùa nhỏ dọn sang chùa lớn, thì tất cả có thể cùng nhau tu hành, như thế mới là nếp sinh hoạt của một đại tùng lâm. Vì sao ở chùa nhỏ thì không được tốt? Bởi vì ở đó thiếu sự gò bó, câu thúc. Không cần phải quán tự tại mà là: ăn tự tại, mặc tự tại, đi đứng tự tại, nên rất dễ quên đi việc tu đạo. Hàng ngày chỉ biết phan duyên, mà tập khí này là vết thương chí mạng làm băng hoại Phật Giáo. Tôi hy vọng Phật Giáo ghi lòng tạc dạ những lời này và đừng tiếp tục “bịt tai ăn cắp chuông” dối gạt nhân loại nữa. Hiện nay các dấu hiệu hỗn loạn trong Phật Giáo thời mạt pháp nay đã vô cùng nghiêm trọng, có thể nói là đến lúc phải báo động rồi. Thế nhưng chẳng có người nào dám đứng ra lên tiếng kêu gọi, mà ai nấy chỉ trố mắt ngồi nhìn cảnh Phật Giáo đang đi dần về cảnh diệt vong. Cách ba bước là có một tịnh xá, đi năm bước là gặp một ngôi chùa lớn, thật xót xa thay! Mọi người đều ra sức tổ chức Pháp Hội, siêu độ vong linh, làm lễ quán đảnh, truyền Pháp, xây chùa…mà chẳng hay biết gì về hoằng dương giáo nghĩa (hiểu và nhân rộng ý nghĩa những lời Phật dạy), hướng dẫn chúng sanh làm thế nào để chấm dứt sanh tử!

Mọi người cần phải luôn nhớ rằng: “Giáo nghĩa căn bản của Đức Phật là giáo dục, làm cho tất cả chúng ta đều có trí tuệ, có Trạch Pháp Nhãn, biết nhân biết quả, đoạn ác tu thiện; chứ chẳng phải một mực chú trọng về việc xây dựng chùa dựng miếu, thờ cúng phức tạp, bám víu muôn hình tướng, tổ chức nhiều Pháp hội!…” Người xuất gia sống một mình một chùa, xưng vương xưng bá, làm vua một cõi. Người tại gia do thiếu “Trạch Pháp Nhãn” nên đi theo hộ pháp cho họ, hộ tới hộ lui, hộ luôn xuống địa ngục! Vào thời kỳ Chánh Pháp, Tất cả đại chúng đều sống chung trong một đại tùng lâm của chùa, và cùng nhau dụng công tu Đạo. Song, vào thời kỳ Mạt Pháp, người ta lại không thích nếp sống của đại tùng lâm nữa. Mỗi người một chùa riêng – ông theo cách của ông, tôi theo cách của tôi, khiến cho người tại gia trở nên hoang mang, bối rối. Họ thấy ông sư này tướng mạo trông đẹp đẽ bèn hộ pháp cho ông ta, xây chùa riêng cho ông ta trụ trì. Rồi sau đó lại thấy một ông sư khác cũng không tệ lắm, họ lại xây cho vị đó một ngôi chùa nữa. Hộ tới hộ lui, rốt cuộc làm cho những người xuất gia sanh lòng tham danh hám lợi đến nỗi phải hoàn tục!

Screen Shot 2017-12-15 at 11.36.10.jpgThưa chư thiện hữu tri thức, cùng toàn thể Tăng Ni trẻ thân mến! Các Phật Tử gần xa thân mến!…Nguồn giáo lý giác ngộ nguyên thủy hay đạo Phật theo dòng chảy của thời gian nổi trôi lăn lóc trên biển đời tính đến nay đã 25 thế kỷ có hơn. Với dòng chảy thời gian ấy, với biển đời không gian vô hạn ấy, với không biết bao nhiêu căn cơ trình độ tri kiến tri thức và chủng tánh của loài người, ai cũng có quyền tìm hiểu nhận thức tin tưởng và bằng lòng theo sở kiến của mình. Do vậy, là người trí người ta biết chắc rằng nguồn chân lý vô thượng thậm thâm của đạo Phật không còn thuần túy nữa mà đã nhuộm quá nhiều màu sắc: Chính trị, thế lực vua chúa – tôn giáo, thế lực của tín ngưỡng tự do – ngoại đạo tà kiến, thế lực của huyễn hoặc hoang đường. Và tận cùng của sự bất hạnh rủi ro là nó lọt vào thế lực của kim tiền, vào tay và đầu óc của thành phần thông minh giỏi khai thác, họ mượn đạo Phật và giáo lý đạo Phật làm hàng hóa để kinh doanh sự nghiệp…

Lễ bái khấn khứa, van xin, thiết tha khấn nguyện mong sự giúp đỡ nào đó của tha lực bâng quơ, người đệ tử Phật là không để mình rơi vào cái quỹ đạo tà kiến của tưởng đượng hoang đường (đó)” Người ta dạy rằng: niệm kêu danh hiệu Phật 10, 15, 20 thấy chết có thể chuyển từ lạnh sang nóng, từ cứng đổi thành mềm…Lúc bấy giờ, gọi đó là vãng sanh…Người ta dạy rằng: nếu thân nhân ai đó qua đời, bổn phận người sống phải thỉnh mời hội họp lại đông đảo, cùng nhau tụng kinh A-di-đà, kêu gọi danh hiệu Phật A-di-đà…tiếp dẫn vong linh vãng sanh Tịnh Độ…Lối hướng dẫn, cách tổ chức tu hành như thế, ra ngoài đường lối Văn Tư Tu của minh sư (như trên) chắc chắn không đem lại kết quả thực tiễn nào. Những lối tu hành đó tự trình diễn, tự tố cáo sự sai lạc của tổ chức mình trước bàn dân thiên hạ, trước nhãn quan của người trí.

Về mặt nghi lễ cầu nguyện, cầu an cho gia chủ hay gia đình gia chủ tai qua nạn khỏi, cầu siêu cho những linh hồn tội lỗi sớm được siêu sanh miền cực lạc, mai táng người chết lúc không giờ, linh đình giỗ chạp cúng thất cúng cửu, đốt vàng mả tiền giấy hỗ trợ kinh tế cho vong linh, cúng sao giải hạn để được bình an mạnh giỏi đầu năm đến cuối năm, có bệnh không cần uống thuốc, chỉ cần khấn nguyện thần linh cứu giúp;…đại loại những hình thức nghi lễ cúng kính, cầu nguyện, van xin, khấn vái… như vậy, với nhãn quan của người đệ tử Phật, của những bậc minh sư chân chánh sẽ xem đó thuộc về việc làm mê tín, và nếu những ai tin tưởng những việc làm ấy đều gọi là thành phần mê tín. Đối với đạo Phật, người học đạo, hành đạo dù đã ở trong hình thức xuất gia mà việc làm, đức tin, sự hiểu biết của họ hướng ngoại tìm cầu, tin tưởng ở những ông, những đấng vô hình phò trì giúp đỡ…Đạo Phật xem đó là những người thuộc thành phần ngoại Đạo. Thần hồn, chánh hồn, hương hồn hay linh hồn là sản phẩm được sản sanh từ vọng chấp, tà kiến của hàng ngoại đạo. Nó xuất phát từ ý thức vô minh Ngã Chấp căn bản ban đầu…

Trong các kinh mà Đại Thừa Phật Giáo và Phật Giáo Việt Nam ta đang sử dụng học tu, nó nằm trong các tạng kinh Đại Thừa Phật Giáo của Trung Quốc, có thể nói danh nghĩa tuy hai mà thật sự gần như là một. Đó là điểm mà riêng tôi rất ưu tư, rất quan tâm lo lắng cho việc truyền đạo, học đạo và hành đạo của tương lại Phật Giáo Việt Nam chúng ta…Do không tuệ giác, thiên định lực Văn Tư Tu người ta đã phiên dịch, chú thích, sáng tác, ngụy tạo ra những nguồn tư tưởng, những pháp môn tu tập sai lạc len lõi trong Tam Tạng Thánh Giáo của Phật, lâu ngày mặc nhiên được người ta tưởng đó là lời dạy của Đức Phật. Những sự sai lầm lệch lạc của nền giáo lý Phật, những pháp môn tu tập theo tà kiến ngoại lai trong đạo Phật hiện nay nhiều không biết bao nhiêu mà kể…Chúng ta nên cảnh giác và sử dụng lý trí khi nghe chánh pháp, học chánh pháp, để tìm hiểu và nhận thức chánh pháp. Chúng ta hãy giữ vững đạo tâm, đạo lực, đạo hạnh của mình, đừng để lệch lối Bồ Đề. Những thiện hữu tri thức của tôi! Những tăng ni trẻ thân mến! Những Phật Tử gần xa! Chúng ta hãy quay về với Giới – Định – Tuệ, với Văn Tư Tu mà Đức Phật đã nhắc nhở! Tôi viết để vực dậy và đánh thức mình mấy mươi năm tu tập mơ hồ như sống trong trường mộng. Tôi hi vọng Phật Giáo Việt Nam ta làm thế nào tạo cho mình một đạo tràng đoàn kết với tinh thần phục vụ chánh pháp cao độ. Chúng ta ngồi lại bàn bạc, hội thảo một cách chân tình, cùng nhau rà soát, kiểm điểm, phân tích những kinh điển có ẩn tàng giáo lý bất hợp lý mà từ trước đến nay chưa có cơ hội đặt ra. Thiết nghĩ Phật Giáo chúng ta cũng nên tạo “sân chơi” để cùng nhau trao đổi nhắc nhở để bồi dưỡng trí tuệ cho nhau tiến lên tầm cao mới, có được không?

Nước chảy đá cũng phải mòn, nền giáo lý của đạo Phật chịu đựng với bao thế lực ấy, với bao phong ba bão táp nghiệt ngã của thời gian ấy, nay hơn 25 thế kỷ nguồn giáo lý ấy bị pha loãng với bao nhiêu mùi vị sông nước của thời gian, bị trà trộn với bao nhiêu bụi bặm tạp chất của không gian, bị hoen ố nhợt nhạt sắc màu theo sự biến thiên và thay đổi nhịp nhàng của loài người qua cuộc sống. Do vậy, ai đó vận dụng một ít trí tuệ nhãn để nhìn, sử dụng từng phân pháp nhãn để tư duy, người ta thấy rõ giáo lý của Phật mà con người của Phật Giáo sử dụng ngày nay tuyệt đại đa số lệch hướng chỉ nam GIỚI – ĐỊNH – TUỆ, sai đường giải thoát Văn Tư Tu mà đức Phật đã một đời đinh ninh dạy bảo! Tu Phật mà không sanh trí tuệ nhận thức chánh/tà giúp giải thoát và tri kiến giải thoát (vô tướng/ vô nguyện/ không) đó là sai đường lạc lối, chớ khổ công vô ích! Đúc tượng, xây tháp, xảo biện tu trì, tụng đọc, cầu vọng sắc tướng, lễ bái mê tín đó chắc chắn không phải đạo Phật!…

Bạn nghĩ gì về bài viết này?

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Twitter picture

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Twitter Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s

%d người thích bài này: