Hiểu đúng về Thiền qua lời giảng của các vị Chư Tổ Chánh Quy

Lâu nay ta vẫn thường nghe về “Thiền định” và “ngồi thiền”, vậy thế nào là “thiền” thật sự trong Phật Học Nguyên Thuỷ?

Để hiểu rõ và thực hành đúng, Hãy cùng chiêm nghiệm lại lời của các vị Chư Tổ Chính Quy chỉ dạy về “thiền”.

Vì nếu hiểu sai thực hành sai, hậu quả là rất to lớn, có thể dẫn đến: loạn tâm, xuất hiện những dấu hiệu tâm thần bất thường…và tệ nhất là uổng phí công sức tu tập, bị tà giáo mê hoặc bỏ chánh theo tà.

Phật Giáo đã qua hàng ngàn năm, đến nay là thời mạt pháp, không tránh khỏi những biến tướng, hiểu sai dẫn đến hành sai.

“Thiền” và “tu thiền” vốn không được nói đến trong Phật Học Nguyên Thuỷ của Bổn Sư Cồ-đàm. Nhưng do hàng ngàn năm du nhập và lai tạp các tư tưởng Thần Giáo, Đạo Giáo cộng thêm vô số biến tướng thêu dệt, từ đó “thiền” trở thành hiểu lầm phổ biến và nguy hiểm nhất.

Vì thế các vị Chư Tổ khi đến Trung Quốc từ thời của Tổ Đạt Ma, đã phải khéo léo giảng lại cách hiểu về “thiền”, vốn đã ăn sâu vào tư tưởng của xã hội lúc bấy giờ.

Các vị Chư Tổ khi giảng về “Thiền”, tuyệt nhiên không nói gì đến:

⁃ Phải ngồi hàng giờ tập trung tâm trí lên một đối tượng: đó chẳng khác nào “trụ tâm quán tịnh, ngồi lâu trói thân là bệnh chẳng phải thiền” trong lời dạy của Tổ Bồ Đề Đạt Ma.

⁃ Phải thoát ra sự vướng mắc của tư tưởng, ảnh tượng: đây chẳng khác nào ép tâm quán tịnh, tưởng tượng ra sự chứng đắc…dần dần sẽ sinh hoang tưởng.

Lời dạy của Tổ Huệ Năng, trong Pháp Bảo Đàn Kinh: (Hán dịch: Giáo sư Philip B. Yampolsky, Việt dịch: Hoà Thượng Thích Mãn Giác)

 Này các thiện tri thức, trong pháp môn này, tọa thiền vốn không chấp trước tâm, không chấp trước tịnh, mà cũng chẳng nói đến bất động.

Nếu có người bảo là quán tâm, thì tâm vốn là vọng, và bởi vì vọng cũng giống như huyễn, đâu có đối tượng để mà quán.

Nếu nói là quán tịnh, thì bổn tánh con người vốn tịnh, chỉ bởi vì vọng niệm che phủ chơn như. Chỉ cần lìa vọng niệm, bổn tánh tự nhiên thanh tịnh.

Không thấy được rằng tự tánh vốn thanh tịnh, tâm khởi ý niệm quán tịnh, là đâm ra khiến vọng niệm về tịnh sanh. Vọng vốn không nơi chốn, cho nên phải biết rằng những gì mình quán thấy chỉ là hư vọng mà thôi.

Tịnh vốn vô hình tướng, song có người lại vẫn giả lập tịnh tướng, rồi gọi đó là công phu “tu tập Thiền”. Những người mang kiến chấp này tự che mờ bổn tánh mình, rồi rốt cuộc lại bị trói buộc bởi cái vọng niệm về tịnh.

Người tu pháp bất động, không thấy lỗi lầm của người khác, đó là cái bất động của tự tánh. Kẻ mê tuy tự thân hắn bất động, song thoắt mở miệng là chỉ nói đến thị phi của người khác, do đó đi ngược lại đạo. Quán tâm quán tịnh, chính là cái nguyên do che chướng đạo.

 Này các ông, đã hiểu như vậy rồi, thì trong pháp môn này, gọi là “tọa thiền” có nghĩa là gì?

Trong pháp môn này, “tọa” có nghĩa là khắp nơi vô ngại, bên ngoài không khởi niệm nơi bất cứ cảnh giới nào; “thiền” có nghĩa là “bên trong” thấy được bổn tánh và không bị loạn động.

Gọi là “Thiền định” có nghĩa là gì? Bên ngoài xa lìa các tướng gọi là “thiền”, bên trong không loạn gọi là “định”.

Tổ Huệ Năng

Bên ngoài nếu tuy có tướng, song bên trong bổn tính vẫn không loạn, thì đó là cái tự tịnh tự định bổn nguyên.

Chính sự liên hệ với ngoại cảnh gây nên loạn tâm. Do đó bên ngoài xa lìa các tướng tức là “thiền”, bên trong không loạn tức là “định”.

Này các thiện tri thức, hãy tự thấy rằng tự tánh mình vốn thanh tịnh, tự tu tập tự thành tựu. Tự tánh của mình chính là Pháp thân, sự tu hành của mình chính là sự tu hành để thành Phật. Tự thành tựu chính là sự tự thành Phật đạo cho chính mình.

Lời dạy của Tổ Đạt Ma trong Thiếu Thất Lục Môn Yếu Chỉ, phần Ngộ Tánh Luận:

Không còn xao động và yên định, đó gọi là phép ngồi thiền cao tột. Vì sao vậy?

Người phàm tục thảy đều hướng theo xao động, hàng tiểu thừa thảy đều hướng theo yên định, nên nói rằng vượt qua khỏi chỗ ngồi thiền của người phàm tục và hàng tiểu thừa gọi là pháp ngồi thiền cao tột.

Nếu nhận hiểu được điều này thì hết thảy các tướng không lìa mà tự cởi mở, hết thảy các bệnh không trị mà tự khỏi. Đó đều là nhờ sức định của pháp thiền cao tột.

Lấy tâm để cầu pháp là mê, không lấy tâm cầu pháp là ngộ. Không trói buộc vào văn tự gọi là giải thoát.

Chẳng nhiễm sáu trần gọi là giữ được pháp (hộ pháp). Lìa khỏi sinh tử gọi là xuất gia. Không còn thọ lãnh thân đời sau gọi là được đạo. Chẳng sinh vọng tưởng gọi là Niết-bàn. Chẳng ở trong vô minh gọi là Đại trí huệ. Chẳng còn nơi nào phiền não gọi là nhập Niết-bàn.

Khi mê có bờ bên này, khi ngộ không có bờ bên này. Vì sao vậy?

Người phàm tục thảy đều hướng về ở nơi bờ bên này. Nếu là người hiểu rõ được pháp Tối thượng thừa, tâm chẳng ở nơi bờ bên này, cũng chẳng ở nơi bờ bên kia, nên có thể lìa cả đôi bờ. Nếu thấy bờ bên kia khác với bờ bên này, ấy là trong tâm thật không có thiền định.

Tánh chính là tâm, tâm chính là Phật, Phật chính là đạo, đạo chính là thiền.

Thấy ngay được tánh mình gọi là thiền.

Tổ Bồ Đề Đạt Ma

Nếu chẳng thấy tánh mình, không phải là thiền. Cho dù có giảng nói được ngàn kinh muôn luận, nếu không thấy được tánh mình thì chỉ là pháp phàm phu, chẳng phải pháp Phật.

Bạn nghĩ gì về bài viết này?

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Twitter picture

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Twitter Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s

%d người thích bài này: